Thiếu lân
Lân thực hiện nhiều chức năng quan trọng như quang hợp, hoạt động enzyme, trong sự hình thành và vận chuyển đường. Quan trọng nhất là phát triển bộ rễ, hình thành hoa, phát triển và tăng chất lượng quả.
Triệu chứng tác hại do thiếu Phosphate (lân)
Các quả cam trên bên trái (A) và phải (C) được bón mức độ cao nitơ và thiếu hụt phốt pho (quả méo mó và vỏ thô. Quả ở giữa (B) được bón cân đối và đầy đủ Nitơ và Phốt pho.
Hai quả bên ngoài (A) và (C) cho thấy phần vỏ cùi dày lên, lõi rỗng và tép quả thô. Quả ở giữa (B) có vỏ và cùi mỏng lõi đặc, tép mọng nước do được bón đầy đủ và cân đối Phốt pho và Nitơ
Thiếu phốt pho, ít có các triệu chứng thiếu hụt được nhìn thấy trên lá nhưng có ảnh hưởng đến chất lượng quả, gây biến dạng, lõi rỗng và thô, vỏ dày, quả mềm, khô nước, chua. Trong trường hợp sử dụng quá nhiều phân đạm thì hậu quả của việc thiếu hụt phốt pho lên chất lượng quả sẽ tồi tệ hơn. Thừa lân, không gây ra bất kỳ tổn thất nào về năng suất, chất lượng trái cây, nhưng có thể có tác động làm thiếu kẽm trong cây và giảm hiệu quả sản xuất.
Biện pháp khắc phục cây có múi thiếu Phosphate (lân)
Do đó, việc cung cấp cân đối nitơ và phốt pho sẽ cho năng suất và chất lượng quả tốt. Có thể cung cấp Lân cho cây thông qua các chế phẩm đơn như Super Lân, Lân Văn Điển (16% P2O5); các phân hỗn hợp NPK hay DAP (Diamonphosphate) vào các thời kỳ sau thu hoạch hay cây chuẩn bị ra hoa…