Khô miệng cạo cao su

Cây trồng bị hại: Cây cao su
Xem chủ đề liên quan: Khô miệng cạo cao su
Tên khoa học:

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh khô miệng cao su

Bệnh này chưa rõ nguyên nhân, hiện được xem là bệnh sinh lý và chưa có biện pháp xử lý triệt để.

Bệnh khô miệng cạo cao su.

Bệnh khô miệng cạo cao su.

Khả năng gây hại của bệnh khô miệng cao su

Trên cây đang cạo mủ bình thường, xuất hiện các đoạn mủ khô ngắn trên miệng cạo, vết khô lan nhanh và sau đó cây bị khô mủ hoàn toàn. Có 2 loại:

- Miệng cạo bị khô mủ hoàn toàn (toàn phần), mặt cạo bị khô và xuất hiện các vết nứt trên vỏ cạo.

- Miệng cạo bị khô từng đoạn ngắn (từng phần). Nếu cho cây nghỉ cạo một thời gian, cây sẽ cho mủ trở lại.

Biện pháp quản lý bệnh khô miệng cao su

- Cạo đúng quy định về kỹ thuật. Chăm sóc, bón phân đầy đủ cho vườn, tránh bôi chất kích thích mủ.

- Khi vườn cây nhóm I, II có tỷ lệ cây khô miệng cạo trên 6% phải giảm chế độ cạo, trên 10% có thể nghỉ cạo, chăm sóc, bón phân hoặc giảm cường độ cạo.

- Khi thấy cây cạo không có mủ là dấu hiệu bị bệnh, phải nghỉ cạo. Dùng đót chích thử mủ phía dưới miệng cạo, cứ cách 5 cm chích một lổ theo băng dọc xuống phía dưới để xác định giới hạn vùng bị khô. Từ chỗ đó, cạo song song với đường cạo cũ một đường sâu tới gỗ để cách ly, chống lan rộng xuống phần vỏ phía dưới. Cho nghỉ cạo 1-2 tháng sau đó kiểm tra tình trạng bệnh, nếu khỏi thì cạo lại với cường độ nhẹ hơn.

 

Nguồn: syngenta.com.vn
DMCA.com Protection Status