Thán thư bông
Bệnh làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây và gây thối quả, bết xơ bông ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của xơ bông.
1. Triệu chứng bệnh
- Bệnh hại các bộ phận của cây có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây, bệnh gây hại mạnh vào giai đoạn đoạn cây con, thời kỳ cây ra hoa và hình thành quả.
- Trên thân cây con vết bệnh có màu đỏ nhạt sau đó mới chuyển sang nâu đậm, vết bệnh có thể kéo dài gây vết nứt ở phần gốc thân sát mặt đất.
- Trên lá sò, vết bệnh phát triển từ rìa mép lá lan rộng vào trong theo hình bán nguyệt. Vết bệnh có thể xuất hiện ở giữa phiến lá có hình tròn hoặc hình bầu dục hơi lõm có màu nâu đỏ, trên vết bệnh có nhiều chấm đen li ti, đó là đĩa cành của nấm gây bệnh.
- Trên cây đã trưởng thành, vết bệnh trên lá là các vết đốm có màu nâu hồng xuất hiện ở dưới mặt lá. Trên quả thường có màu đỏ hình tròn.
2. Nguyên nhân gây bệnh
- Nấm gây bệnh thán thư bông là nấm Colletotrichum gossypii Southw.
- Tản nấm có màu xám hoặc nâu. Sợi nấm đa bào, phân nhánh, khi còn non không màu sau có màu nâu hoặc xám đen.
- Bào tử phân sinh nảy nầm hình thành giác bám màu nâu đậm. Bào tử phân sinh nảy mần thuận lợi ở nhiệt độ 25 - 30 độ, không nảy mầm ở nhiệt độ 10 độ và nhiệt độ trên 35 độ nảy mầm kém.
3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Nguồn bệnh chủ yếu là sợi nấm và bào tử phân sinh tồn tại trên hạt giống và tàn dư cây bệnh nằm trong đất.
- Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 25 - 30 độ. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao bệnh ngừng phát triển.
- Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm độ cao.
- Khả năng gây bệnh của nấm bệnh phụ thuộc vào tuổi cây và quả. Lá so và quả non rất dễ bị nấm xâm nhập. Lá trưởng thành và quả già nấm gây bệnh bệnh xâm nhập nhờ vết thương sây sát.
4. Biện pháp phòng trừ
- Xử lý hạt giống: Có thể sử lý khô bằng Trichlophenlat đồng 6 - 8kg/tấn hạt giống.
- Xử lý ướt bằng H2SO4 đậm đặc trong thời gian 30 - 60 phút, sau khi sơ bông cháy hết đem rửa sạch bằng nước lã hoặc xử lý bằng nước nóng 60 độ trong 30 phút để tiêu diệt nấm trên bề mặt hạt giống.
- Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch và tiêu hủy. Cày sâu để chôn vùi nguồn bệnh.
- Luân canh với cây trồng khác, đặc biệt là với lúa nước.
- Phòng trừ sâu đục quả. Bón phân cân đối, chăm sóc tốt, đảm bảo mật độ thích hợp, tạo độ thông thoáng trên đồng ruộng để hạn chế bệnh phát triển.
- Sử dụng giống chống bệnh, giống sạch bệnh để gieo trồng.
- Phun thuốc hóa học trừ nấm gây bệnh.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng