Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê
Bệnh gây hại ở khắp các vùng trồng cà phê chủ yếu trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Cuba, Mexico, Brazin, Công gô, Kenya…
Ở Việt Nam, bệnh hại nặng ở các vùng trống cà phê phía Bắc nước ta và vùng Phú Quỳ - Bắc Trung bộ, bệnh phổ biến ở các vùng miền Nam Trung bộ thuộc Đắc Lắc Buôn Ma Thuột, Lâm Đồng. Bệnh còn có tên khác là “bệnh nấm vàng da cam”.
Bệnh gây ra hiện tượng vàng lá, rụng lá, giảm tỷ lệ ra hoa, đậu quả. Gây hiện tượng quả nhỏ, quả bị khô, lép, gây chết cành, làm giảm năng suất và phẩm chất cà phê nghiêm trọng. Cây cà phê bị bệnh giảm sức sống và giảm dần năng suất ở các vụ sau.
1. Triệu chứng bệnh gỉ sắt hại cây cà phê
Vết bệnh ban đầu trên phiến lá non và lá đã trưởng thành thường xuất hiện những điểm màu trắng đục hay chấm vàng nhạt có kích thước nhỏ từ 0,2 - 0,5 mm, về sau chấm bệnh lớn dần tới 5 - 8 mm, đôi khi còn lớn hơn. Vết bệnh phổ biến có dạng tròn, hay bầu dục, đôi khi một vài vết liên kết lại với nhau thành dạng vô định hình.
Khi vết bệnh phát triển ở trên mặt lá thường bị mất màu xanh và mặt dưới lá có một lớp bào tử dạng bột xốp màu vàng da cam. Tới khi vết bệnh già, bào tử phát tán hết thì vết bệnh có màu nâu sẫm, có quầng vàng bao quanh. Đôi khi gặp điều kiện thuận lợi vết bệnh cũ lại tái sinh bào tử, quá trình này có thể lập lại nhiều lần khiến vết bệnh loang rộng ra có vân đồng tâm.
Ở các vết bệnh cũ già, thường có hai loại nấm ký sinh trên nấm gỉ sắt, đó là nấm Verticillium hemileiae và nấm Cladosporium hemileiae. Hai loại nấm này thường có dạng bột trắng bao bọc quanh có khi chiếm tới 80% vết bệnh, nhưng loài nấm này thường xuất hiện quá chậm, ít có tác dụng ngăn chặn bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh gỉ sắt hại cây cà phê
Nấm gây bệnh gỉ sắt cà phê Hemileia vastatrix Berk et Br. thuộc họ Pucciniacea 5 nấm gỉ sắt Uredinales, lớp nấm đảm Basidiomycetes. Nam thường có 3 dạng bào bào tử hạ (uredospore), bào tử đồng (teleutospore) và bào tử đảm (basidiospore).
3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Bệnh phát triển trong diều kiện nhiệt độ khoảng 19-26 độ C và độ ẩm trên 85% do đó miền Bắc Việt Nam thường phát sinh trong vụ xuân hè từ tháng 2 đến tháng 5 và thu đông từ tháng 9 đến tháng 12. Bệnh phát triển mạnh vào tháng 3,4 và tháng 10,11.
4. Biện pháp phòng trừ bệnh gỉ sắt hại cây cà phê
Sử dụng giống sạch và kháng bệnh tốt.
Trồng đai rừng chắn gió và vệ sinh đồng ruộng tiêu diệt nguồn bệnh ban đầu.
Sử dụng thuốc phun chặn trước thời điểm bệnh xuất hiện như vào tháng 8, tháng 9, 2 lần cách nhau 1 tháng như Tilt 250EC 0.75 -1L/ha hoặc Anvil 5SC (0.2%).
Sử dụng thuốc sinh học Bacillus subtilis để phòng truwfnaams bệnh, liều lượng 2g/L nước, Sử dụng định kỳ 10 – 15 ngày 1 lần.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
- Bệnh thối đen rễ cây dâu tây