Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
1. Nguyên nhân gây bệnh xì mủ trên cây sầu riêng
Bệnh chủ yếu do nấm Phytopthora gây ra.
2. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
Nấm bệnh tồn tại trong đất, bệnh gây hại trên cây sầu riêng ở mọi giai đoạn. Vào mùa mưa, điều kiện ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và lây lan.
3. Triệu chứng bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
- Trên thân cành: Vết bệnh chảy nhựa màu nâu đỏ, dọc theo thân cây xuất hiện các vết nứt, lớp thân gỗ bên dưới vết bệnh cũng chuyển sang màu hồng nhạt, có đan xen những vêt màu tím.
- Lá: Xuất hiện những đốm nhỏ màu đen nâu sau đó chuyển sang màu vàng, màu nâu lá có hiện tượng bị nhũn khô lại và rụng.
- Rễ: Rễ cây bị thối, chuyển sang màu nâu đen.
- Trái: Vết bệnh là những chấm nhỏ màu đen xuất hiện dọc theo chiều từ cuống trái lan xuống. Khi trái già, ở vị trí vết bệnh có nhiều sợi nấm màu trắng, vỏ trái nứt ra, phần thịt bên trong trái bi thối.
4. Biện pháp khắc phục bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
4.1. Biện pháp canh tác
- Chọn giống khỏe, giống có khả năng kháng bệnh cao
- Trồng cây mật độ phù hợp, tránh trồng quá dày.
- Thường xuyên tỉa cành, tạo tán cho cây, đảm bảo độ thông thoáng cho cây.
- Bón phân cây đối đầy đủ, tránh bón thừa phân đạm cho cây.
4.2. Biện pháp hóa học
- Sử dụng thuốc chứa các hoạt chất như Mancoeb, Phosphonate, các loại thuốc gốc đồng…Liều lượng tuân theo quy định của nhà sản xuất.
4.3. Biện pháp sinh học
- Một trong những giải pháp được nhiều nhà vườn ưu tiên là sử dụng Bacillus subtilis, liều lượng 2gr cho 1L nước, tùy vào độ tuổi của cây sử dụng 20-30L cho mỗi cây hàng tháng. Hiệu quả rõ rệt sau 1-2 lần sử dụng.