Bệnh đốm vòng hại hành lá
1. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển bệnh đốm vòng hại hành lá
- Bệnh đốm vòng hại hành lá là do nấm Alternaria porri gây ra.
- Nấm bệnh này phát triển mạnh mẽ trong điều kiện độ ẩm không khí cao và nhiệt độ từ 20-30°C. Nấm bệnh có thể tồn tại qua mùa bằng cách bám vào tàn dư cây bị bệnh, từ đó bào tử nấm sẽ lây lan qua gió và nước bắn lên lá, dẫn đến sự phát triển của bệnh.
2. Triệu chứng bệnh đốm vòng hại hành lá
- Triệu chứng của bệnh đốm vòng hại hành lá thường bắt đầu bằng sự xuất hiện của các đốm tròn hoặc bầu dục có màu nâu đậm hoặc đen. Những đốm này thường có viền màu vàng hoặc nâu nhạt xung quanh. Theo thời gian, các đốm có thể lớn dần và liên kết lại thành những mảng lớn. Lá bị bệnh sẽ dần chuyển màu vàng, khô lại và chết từ đầu lá xuống dưới, gây giảm năng suất và chất lượng của cây hành.
3. Biện pháp phòng trừ bệnh đốm vòng hại hành lá
3.1. Biện pháp cah tác
- Sử dụng giống sạch bệnh, có khả năng kháng bệnh cao.
- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư thân lá cây bị bệnh.
- Nên luân canh với các laoij cây trồng khác như cây lúa, ngô, đậu…
3.2. Biện pháp hóa học
- Khi bệnh đốm vòng xuất hiện, sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Mancozeb, Chlorothalonil, và Propiconazole. Phun thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tối ưu trong việc kiểm soát bệnh.
3.3.Biện pháp sinh học
- Bacillus subtilis là một giải pháp sinh học được ưa chuộng nhờ tính hiệu quả và an toàn trong việc kiểm soát bệnh đốm vòng trên cây hành lá. Sản phẩm này không chỉ thân thiện với con người và vật nuôi mà còn mang lại hiệu quả cao trong việc phòng chống bệnh. Liều lượng sử dụng 1g cho 1L nước. Để đạt hiệu quả tối ưu, nên thực hiện phun định kỳ từ 7 đến 10 ngày một lần, và chọn thời điểm vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, giúp tăng cường khả năng hoạt động của vi khuẩn sinh học.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
- Bệnh thối đen rễ cây dâu tây