Những nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng rụng quả non trên cây cam canh đường
Hiện nay việc trồng các loại cây ăn trái nói chung và cây cam nói riêng đang gặp một vấn đề rất đáng lo ngại đó chính là hiện tượng rụng quả non, một vấn đề bức xúc, mối trăn trở đối với các hộ gia đình trồng. Với cam canh đường cũng vậy, một loại cây trồng mang lại hiệu quả khá lớn cho các vùng như: Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên , Hà Nội... thế nhưng cũng đang gặp phải vấn đề này. Vậy nguyên nhân gây nên hiện tượng rụng quả non trên cây cam canh? Cách giải quyết hiện tượng rụng quả non? Cách khắc phục hiện tượng rụng quả non trên cây cam canh?... thì sau đây xin mời bạn đọc, đọc qua bào viết dưới đây.
Để cây đạt hiệu quả kinh tế cao cần chú ý đến giai đoạn quả non
1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng trái non trên cây cam canh
- Khi quả cam canh bằng hạt đỗ tương, quả cam canh rất dễ bị rụng, thế nguyên nhân từ đâu lại dẫn đến hiện tượng này. Qua thực tế và nghiên cứu cho thấy các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng quả non trên cây cam canh đường đó chính là:
Thứ nhất: Điều kiện thời tiết: Khi gặp các điều kiện thời tiết bất lợi như: trời mưa phùn, ẩm độ cao, cây dễ bị bệnh hiện tượng rụng quả rất dễ xảy ra, nếu không có các biện pháp kịp thời thì quả non có thể dụng đến 100%. Đặc biệt ở khoảng thời gian này thời tiết dễ bị mưa phun cây dễ bị sốc đột ngột làm sinh lý của cây cam thay đổi.
- Ngoài ra bộ rễ cam canh có đặc điểm ăn nông ở tầng đất từ 10-30cm, khi gặp trời mưa nhiều, tầng đất ở dưới luôn gặp tình trạng ngập nước, đất không thông thoáng lượng oxi thấp, hoạt động của bộ rễ bị ảnh hưởng khi đó rễ cam canh dễ bị thối hỏng sẽ ảnh hưởn đến sự phát triển của cây.
Thứ hai: Yếu tố dinh dưỡng: Khi cây mất cân bằng yếu dinh dưỡng cần thiết như: Thừa các yếu tố đa lượng, đặc biệt là đạm và thiếu các yếu tố vi lượng thì rất dễ dẫn đến hiện tượng bật lộc. Thường hiện tượng này sẽ rơi vào khoảng tháng 2 đế tháng 3 dương lịch.
- Khi các yếu tố đa lượng bị thừa mà gặp phải điều kiện thời tiết mưa ẩm lúc này rễ cây rất dễ gặp hiện tượng xót rễ, đẩy chất dinh dưỡng lên cây, khiến cây bật lộc. Mối nguy hiểm của cây khi bật lộc trong lúc này chắc nhiều người biết đến đó chính là: chồi non sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, cây tập trung nuôi lộc, đồng hành với đó là cây sẽ trút quả non xuống.
Thứ ba: Nguyên nhân sâu bệnh: Khi cây ở giai đoạn này mà bị sâu bệnh tấn công thì đáng lo sợ, các loại sâu thường gâu hại ở lúc này như: bọ xít chính hút, nhện lông nhung, bệnh vàng lá thối rễ…
2. Các biện pháp khắc phục hiện tượng rụng trái non trên cây cam canh
Xem thêm>> Cách chăm sóc cam canh đường nhiều quả, quả đẹp, mọng nước, ra quả hàng năm.
Thứ nhất: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Bón bổ sung cho cây thêm các dòng hữu cơ như: Kali Humate, Fulvic… hoặc các phân tự chế như đậu tương với số lượng 500-1kg tùy vào độ tuổi của cây, và phun các dòng sản phẩm vi sinh có chứa các chủng nấm cho cây trồng.
Thứ hai: Có các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế bật lộc trên cây
- Đó chính là bón vừa đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, không để quá dư thừa các nguyên tố đa lượng.
- Hoặc có thể sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để chặn chồi, lộc phát triển trên cây như: CCC, Uniconazole… với nồng độ hợp lý.
Cụ thể với CCC ta sử dụng phun với nồng độ như sau:
Phun Chlormequat clorua, Cycocel CCC 98% lên toàn bộ cây:
+ Đối với cây tơ: nồng độ phun 10g/200 lít nước
+ Đối với cây trưởng thành: nồng độ phun 20g/200 lít nước
Thứ ba: Theo dõi, kiểm soát và phòng ngừa tốt các loài sâu bệnh gây hại trên cây vào thời diểm này.
- Khi cây bị nhễm ở mức nhẹ nên sử dụng các biện pháp cơ giới hoặc sử dụng các chế phẩm… tránh sử dụng các loại thuốc hóa học làm ảnh hưởng đến cây.
- Lúc này cây dễ mắc phải các bệnh như: vàng lá thối rễ, Greening, sâu vẽ bùa… nên bà con cần chú ý.
Thứ 4: Kiểm soát, hạn chế quả rụng bằng cách sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng:
Nên sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây vào thời điểm này với nồng độ cụ thể như: GA3, 4-CPA, Siêu bo...
Nên phun cho cây vào các ngày nắng nhẹ, phun vào khoảng 3-4 giờ chiều
-
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây cam, cây quýt
Với năng suất 20 tấn quả cam lấy đi từ đất 34kg N; 10kg P2O5; 54kg K2O. Tính trung bình 1 tấn quả cam cây lấy từ đất 1,7kg N; 0,5kg P2O5; 3,2kg K2O.
-
Bổ sung phân hữu cơ vi sinh để cây cam đạt năng suất, chất lượng cao
Cây cam được bổ sung phân bón hữu cơ vi sinh cho sai quả, quả bóng sáng, chất lượng quả ngon hơn nhiều so với...
-
Cách chăm sóc cam canh đường nhiều quả, quả đẹp, mọng nước, ra quả hàng năm
Để làm chậm quá trình chín của cam đường canh, chúng ta thực hiện các biện pháp sau:Bón Kali muộn, chỉ bón và phun kali khi ca, sắp cho thu hoạch...
-
Hiện tượng cam rụng lá xanh, quả non và cách giải quyết
Khi cây rụng quả non thì nó có thể bị sự tác động của rất nhiều yếu tố như: điều kiện thời tiết, nhu cầu dinh dưỡng, sự gây hại của bệnh hại…
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô