Bổ sung phân hữu cơ vi sinh để cây cam đạt năng suất, chất lượng cao
- Sản xuất nông nghiệp sạch đang là mục tiêu hàng đầu của nền nông nghiệp nước ta nói chung và ngành trồng cam nói riêng. Một trong những phương pháp mang lại hiệu quả tối ưu đó là sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh dần thay thế phân bón hóa học.
- Phân hữu cơ vi sinh là phân có nguồn nguyên liệu sản xuất là chất hữu cơ có bổ sung thêm một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi với mật độ chuẩn theo quy định.
- Trong quá trình canh tác chất dinh dưỡng cũng như hệ vi sinh vật trong đất sẽ dần suy kiệt theo thời gian. Nếu không được bổ sung trở lại kịp thời sẽ dẫn tới hiện tượng thoái hóa dất, giảm năng suất cây trồng.
- Phân bón hữu cơ vi sinh vừa bổ sung chất dinh dưỡng ổn định, ít bị thất thoát; vừa bổ sung thêm vi sinh vật có lợi cho đất. Bổ sung định kì phân bón hữu cơ cho đất vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, vừa có tác dụng cải tạo tính chất lí hóa của đât, tăng độ phì, độ xốp, ổn định độ pH,...
- Phân bón hữu cơ vi sinh bổ sung nguồn đạm, lân, kali, trung vi lượng hữu hiệu và hoạt hóa các chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân của cây trồng giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Bên cạnh đó hệ vi sinh vật có lợi có tính chất đối kháng đối với một số tác nhân gây bệnh trên cây trồng ( nấm, vi khuẩn, tuyến trùng,...) góp phần cải thiện chất đề kháng cho cây trồng.
Bổ sung phân hữu cơ vi sinh trong chế độ bón phân cho cây cam
- Cây cam được bổ sung phân bón hữu cơ vi sinh cho sai quả, quả bóng sáng, chất lượng quả ngon hơn nhiều so với việc chỉ bổ sung phân bón hóa học.
- Kỹ thuật bổ sung phân bón hữu cơ vi sinh cho cây cam:
+ Trung bình một năm cần bổ sung cho cây cam khoảng 10 lần phân bón (khoảng 1 - 1,5 tháng/lần). Bao gồm các thời kỳ: Bón lót hoặc bón dưỡng cây sau khi thu hoạch trái, bón thúc thời kỳ phân hóa mầm hoa và ra hoa, bón thúc thời kỳ quả non đến trước khi thu hoạch trái từ 1 - 1,5 tháng.
+ Bón lót hoặc bón phân dưỡng cây sau khi thu hoạch trái: Phân chuồng hoai mục, lân bột, vôi bột vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa ổn định hệ pH cho đất.
+ Bón thúc các thời kỳ: Bổ sung phân bón hữu cơ vào giữa các thời kì bổ sung phân bón tổng hợp N - P - K. Trung bình bổ sung phân bón hữu cơ từ 3 - 5 lần/năm. Mỗi lần từ 1 - 2kg/gốc tùy loại phân sử dụng.
- Lưu ý:
+ Không sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cùng với hóa chất bảo vệ thực vật, vì hóa chất bảo vệ thực vật sẽ gây ảnh hưởng có hại đối với hệ vi sinh vật có lợi trong phân hữu cơ vi sinh, làm giảm chất lượng phân bón.
+ Khi bổ sung phân bón hữu cơ cần đảm bảo độ ẩm, độ thông thoáng của đất để tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
-
Cẩm nang cây trồng: Giới thiệu về phân Vi sinh vật
Giới thiệu chung về phân vi sinh vật: tìm hiểu về khái niệm, phân loại phân vi sinh vật, tính chất của phân vi sinh vật, kỹ thuật sử dụng phân vi sinh vật,...
-
Kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ cho cam quýt giúp giá thành tăng lên 2 - 3 lần
Thời gian thu hoạch cam, quýt chính vụ cũng sẽ trùng với thời gian thu hoạch với rất nhiều loại hoa quả khác, lúc đó giá thành sẽ bị ép gây khó khăn đối với nhà vườn...
-
Những điều cần biết khi bón phân cho cây ăn quả
Theo cách nói của nông dân, bón phân cho cây ăn quả giống như bổ sung dinh dưỡng cho người. Người béo hay gầy phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng rất nhiều...
-
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây cam, cây quýt
Với năng suất 20 tấn quả cam lấy đi từ đất 34kg N; 10kg P2O5; 54kg K2O. Tính trung bình 1 tấn quả cam cây lấy từ đất 1,7kg N; 0,5kg P2O5; 3,2kg K2O.
-
Kết hợp phân bón hữu cơ và phân vi sinh để quá trình canh tác đạt hiệu quả cao nhất
Phân bón vi sinh cung cấp các vi sinh vật có lợi, phân bón hữu cơ cung cấp chất hữu cơ là thức ăn của vi sinh vật...
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài