Cẩm nang cây trồng: Giới thiệu về phân Vi sinh vật
1. Những khái niệm về phân vi sinh vật
1.1. Khái niệm
- Trong đất, đặc biệt ở vùng rễ cây trồng thường có rất nhiều VSV hoạt động, có khả năng ảnh hưởng tốt đến cây trồng. Để tăng cường số lượng và hoạt động của VSV có lợi cho cây, có thể đưa vào đất các sản phẩm chứa các VSV có ích. Các sản phẩm này còn được gọi là phân VSV.
- Khái niệm: Phân vi sinh vật là chế phẩm có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống có ích đã được tuyển chọn, có hoạt lực cao, có mật độ đạt theo tiêu chuẩn quy định và không có khả năng gây hại nhằm cải tạo đất và cung cấp các chất dinh dưỡng dễ tiêu từ quá trình cố định đạm hay phân hủy các chất khó tiêu thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
- Thành phần của vi sinh vật gồm có: vi sinh vật có ích được tuyển chọn, chất mang và các vi sinh vật phức tạp.
+ Vi sinh vật được tuyển chọn: Là các vi sinh vật được nghiên cứu, đánh giá hoạt tính sinh học và hiệu quả đối với đất, cây trồng dùng để sản xuất phân vi sinh vật.
+ Chất mang: là chất để vi sinh vật được cấy vào đó mà tồn tại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản, sử dụng.
- Chất mang không chứa chất có hại cho VSV, người, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản. Các dạng chất mang vô cơ (bột phosphorrit, apatit, bột xương, vỏ sò), chất mang hữu cơ (than bùn, bã nấm, phế thải nông nghiệp, rác thải,...).
+ Vi sinh vật tạp: (có thể có trong phân) là vi sinh vật nhưng không thuộc loại vi sinh vật đã được tuyển chọn.
1.2. Phân loại phân vi sinh vật
* Phân loại phân vi sinh vật
- Tùy thuộc vào chất mang và mật độ VSV hữu ích, các phân VSV được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm phân với chất mang thanh trùng: có mật độ vi sinh vật hữu ích cao (không thấp hơn 109 tế bào/gam (ml) phân), có VSV tạp nhưng thấp (không lớn hơn 106 tế bào/gam (ml) phân.
+ Nhóm phân với chất mang không thanh trùng: có mật độ vi sinh vật hữu ích thấp hơn (106 – 107 tế bào/gam phân), vi sinh vật tạp khá cao, có phần hiệu quả của VSV không nhiều nên thường được xem như là phân hỗn hợp hữu cơ – vô cơ có chứa VSV. Thường dùng để thay thế một phần phân hữu cơ và hóa học.
* Phân loại phân vi sinh vật theo chức năng sử dụng
- Căn cứ trên chức năng sử dụng có thể phân các phân vi sinh vật thành các loại:
+ Phân vi sinh vật cố định N: Là sản phẩm chứa 1 hay nhiều chủng VSV sống, đã được tuyển chọn đạt tiêu chuẩn quy định, có khả năng cố định nito từ không khí cho đất, và cây trồng sử dụng.
Các chủng VSV này có thể sống cộng sinh với cây họ đậu, sống tự do hay sống hội sinh với cây hòa thảo. VD: Nitrazin – phân VSV cố định Nito, cộng sinh với cây họ đậu, Azotobecterin – phân VSV cố định N sống tự do.
+ Phân VSV phân giải lân khó tiêu (Phosphobacterin): có khả năng chuyển hóa hợp chất phospho khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng.
+ Phân VSV phân giải xenlulo: là sản phẩm chứa 1 hay nhiều chủng VSV sống đã được tuyển chọn có mật độ tế bào đạt tiêu chuẩn, có khả năng phân giải xenlulo, để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, tăng độ màu mỡ của đất.
2. Tính chất của phân VSV
- Là chế phẩm của các VSV của các VSV sống hữu ích, có hoạt lực và khả năng cạnh tranh cao. Sau khi bón phân VSV, người ta thường thấy mật độ VSV hữu ích này tăng lên rõ rệt, rồi giảm dần và ổn định trong quá trình cây trồng phát triển, đến sau thu hoạch mật độ của các chuẩn VSV này giảm mạnh nên phải bón phân VSV vào các vụ trồng tiết theo.
- Thời gian sống của các VSV trong chế phẩm có vai trò rất quan trọng, nó phụ thuộc vào đặc tính của mỗi chủng VSV, thành phần và điều kiện nơi chúng cư trú (chất mang). Đa số phân VSV ở Việt Nam có thời gian bảo quản 6 – 12 tháng, trên thế giới nhiều loại phân VSV có thời gian bảo quản từ 12 – 24 tháng.
- Trong các điều kiện thuận lợi (đủ chất dinh dưỡng, pH thích hợp, CO2, nhiệt độ môi trường tối ưu) VSV sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng với hệ số nhân đôi có thể chỉ sau 2 – 3 h.
- Mỗi loại phân VSV chỉ thích hợp với 1 đối tượng cây trồng, đất đai củ thể - chuyên tính. Đồng thời giữa các chủng VSV cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau. Vd: bổ sung vi khuẩn phân giải lân vào chế phẩm Azospirillum sẽ làm tăng hoạt tính cố định N của Azospirillum. Vậy để cho phân VSV được sử dụng rộng rãi, người ta thường chọn các chủng VSV có khả năng thích nghi rộng hoặc dùng nhiều chủng trong một loại phân.
- Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng, cải thiện môi trường đất. Phân VSV còn có tác dụng cung cấp các hoạt chất sinh học.
Vd: mem, chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh có ảnh hưởng đến sự chuyển hóa vật chất trong cây.
3. Kỹ thuật sử dụng phân VSV
3.1. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm
- Phân VSV là 1 loại sản phẩm sinh học chứa các cơ thể sống. Phẩm chất của sản phẩm được đánh giá ở 2 thời điểm: Khi xuất xưởng và cuối thời kỳ bảo hành. Các loại phân VSV thường rất khó bảo quản lâu dài, vì vậy phải quy định thời gian bảo quản và phải được ghi rõ ràng.
- Chỉ tiêu đánh giá phân VSV thường là mật độ vi sinh vật và chất mang. Mật độ VSV được quy định, chất mang tùy thuộc nhà sản xuất nhưng phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Phân không được có các loại vi khuẩn có thể gây bệnh và không có khả năng gây độc.
- Chất lượng của phân bón trước hết thể hiện ở hiệu quả tăng năng suất và phẩm chất nông sản. Hiệu quả của phân bón thường thay đổi theo cây và điều kiện thổ nhưỡng. Một loại phân được phép lưu hành trên thị trường cần được thí nghiệm rộng rãi, các kết quả nghiên cứu được xác nhận cần được trình các hội đồng có thẩm quyển.
- Phân VSV phải có nhãn ghi đầy đủ với các nội dung: Tên cơ sở sản xuất, tên sản phẩm, vi sinh vật sử dụng, thành phần chất mang, độ ẩm, công dụng, ngày sản xuất và thời gian bảo hành, khối lượng tịnh, số đăng ký chất lượng, có hướng dẫn sử dụng kèm theo.
3.2. Yêu cầu về kỹ thuật sử dụng
- Các loại phân VSV cần được sử dụng đúng cách, tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì.
- Khi bảo quản phân VSV không để lẫn với hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ), phân hóa học. Không để nơi quá ẩm và quá nóng, dưới ánh sáng mặt trời gay gắt.
- Khi sử dụng phân VSV thường trộn lẫn với hạt giống để gieo hoặc bón theo hàng theo hốc cùng phân hữu cơ.
- Đối với phân VSV có chất mang không thanh trùng, và mật độ VSV hữu ích thấp, VSV tạp khá cao, thường sử dụng để thanh thế một phần phân hữu cơ, và hóa học với lượng bón từ 100 – 1000 kg/ha.
- Đối với phân VSV có chất mang thanh trùng và mật độ VSV hữu ích cao thì người ta sử dụng nhóm phân VSV này chủ yếu là để nhiễm VSV cho đất nhằm cải thiện hệ VSV cho đất. Số lượng phân được đưa vào đất không nhiều (300 – 3000g/ha) Vd: Phân VSV cố định Nito cộng sinh – Nitragin.
-
Cẩm nang phân bón - Phân xanh
phân xanh: khái niệm, đặc điểm, phân loại phân xanh, vai trò, hướng dẫn kỹ thuật vùi phân xanh,...
-
Cẩm nang phân bón: Phân chuồng
Tìm hiểu về phân chuồng: Khái niệm, thành phần của phân chuồng, tính chất phân chuồng, kỹ thuật sử dụng phân chuồng,...
-
Cẩm nang phân bón: Phân đa yếu tố
Giới thiệu về phân đa yếu tố: Vai trò, giới thiệu chung (định nghĩa, cách gọi tên, hàm lượng và tỷ lệ, phân loại,...), kỹ thuật sử dụng phân đa yếu tố,...
- Nơi Mua Bacillus thuringiensis, mua Bacillus thuringiensis ở đâu?
- Phân hữu cơ – Cần hiểu đúng và sử dụng hiệu quả
- Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
- Công thức phân bón lá cho cây mận trái to, giòn, ngọt, neo quả theo ý muốn
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật