Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
Thay vì bỏ đi sau mỗi lần xơ chế, hay đã sử dụng hết các phần tinh chất của thức ăn các bạn có thể tận dụng các rác thải nhà bếp như: vỏ chuối, vỏ trứng, nước vo gạo, thức ăn dư thừa để làm phân bón tự nhiên cho cây.
Những chế phụ phẩm này không những tốt mà còn an toàn và tốt cho môi trường, sau đây là những loại rác thải mà có thể sử dụng chúng để làm phân bón cho cây.
1. Sử dụng nước vo gạo để tưới cây
- Trong nước vo gạo có chưa nhiều tinh bột, vitamin, protein rất tốt cho hoa và cây cảnh.
Sử dụng nước vo gạo để tưới cây
- Tưới nước vo gạo hằng ngày cho cây sẽ giúp cây hoa phát triển tốt, đặc biệt là hoa phong lan sau khi tứoi nước vo gạo sẽ giúp cây kích thích ra rễ, chồi nhanh hơn. Ngoài ra, tưới nước vo gạo còn hạn chế được các bệnh héo rủ, thối rễ do virut gây ra
- Cách chế: sau khi vo gạo xong pha tỉ lệ 1 nước vo gạo với 2 nước sạch và tưới theo nhu cầu cần tưới nước của cây
2. Dùng vỏ trứng để làm phân hữu cơ
- Trong vỏ trứng có chứa nhiều canxi cung cấp cần thiết cho cây hoặc đất trồng.
- Đối với đất trồng có thể đập nhỏ hoặc xay vỏ trứng rồi trộn vào đất trồng, cây hút canxi bằng cách hút CA2+
Sử dụng vỏ trứng để làm phân bón cho cây
- Theo các nghiên cứu thì Canxi đóng vai trò rất quan trọng giúp kích thích cho rễ cây phát triển, tạo ra các màng tế bào làm cho cây trở nên cứng cáp hơn. Canxi làm tăng hoạt tính một số men, trung hoà 1 số các hoạt tính axit trong cây. Vì vậy đối với cây ăn quả bón canxi giúp lượng đường trong quả cao hơn, ngọt hơn, các cây họ đậu như lạc, đậu tương, đậu ván thì canxi đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất của cây trồng rất cao.
- Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng nước luộc trứng để tưới cho cây, theo nghiên cứu khi luộc trứng vỏ trứng tiết ra nhiều khoáng chất tốt cho cây. Tưới nước luộc trứng lên cây hoa sẽ khiến hoa nở đẹp và lâu tàn hơn, nên nhớ để nước luộc trứng nguội bạn hãy tứoi nước cho cây, nên tứoi vào sáng sớm cho cây hoặc chiều mát.
3. Cách ủ các loại rau củ quả hư hỏng để làm phân
- Các loại rau củ quả đã bị dập nát hoặc để lâu bị hư hỏng, hay các phần rễ bỏ đi, bạn đừng nên vứt đi vội mà hãy dùng nó chế biến thành các loại phân có ích cho cây,
- Vào mùa khô bạn có thể băm nhỏ các loại rau củ quả này và bón vào các cây trồng, đây là tận dụng các loại rau củ quả rất có ích cho cây trồng.
Tận dụng các loại thức ăn thừa ủ phân
- Bạn có thể trộn thêm ít nấm Tricodema hoặc hỗn hợp vi sinh để phân huỷ các loại rau củ quả này thành phân bón để phòng các loại nấm gây hại cho cây trồng.
4. Sử dụng vỏ chuối để làm phân bón cây
- Vỏ chuối băm nhỏ trộn đều với đất trồng là một cách hiệu quả để cải tạo lại đất trồng trong khu vườn nhà bạn. Trong vỏ chuối có chứa các dinh dưỡng như cãni, magie, lưu huỳnh, photpho và nattri giúp các sinh vật có ích trong đất phát triển tốt hơn, và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng rất có ích nhất là đối với hoa và trái.
- Trong đó, vỏ chuối chứa nhiều dd magie, photpho, kali là các dinh dưỡng rất quan trọng đối với cây trồng.
- Phân bón từ vỏ chuối đặc biệt là giúp cho hoa hồng và các loại cây trồng khác ra nhiều hoa. Vỏ chuối là loại phân bón được rất nhiều người làm vườn trồng hoa hồng ưa thích nhờ tác dụng của nó đối với hoa hồng.
- Phương pháp phổ biến nhất để làm phân bón từ vỏ chuối là cắt nhỏ trôn xung quanh của cây, có thể áp dụng cách này đối với cây hồng. Tuy nhiên đối với những nhà trồng chậu nhỏ thì việc áp dụng cách này lại rất hại cho cây, bạn có thể dụng vỏ chuối say nhỏ cho thêm chút nước sạch để tưới trực tiếp lên gốc cây hoa.
5. Dùng bã chè hay bã trà để làm phân hữu cơ
- Uống hết chè bạn chắt bỏ nước lấy bã trộn đều vào đất trồng sẽ rất tốt cho raui và cây cảnh, hơn thế nữa bã chè còn ngăn ngừa các loại côn trùng gây hại cho cây.
Xem thêm - Phân bón hữu cơ Terra Neem Plus - Đẩy lùi các bệnh từ tuyến trùng |
- Ngoài ra, nước bã chè cuối cùng cũng rất có ích cho cây và bạn có thể dùng chúng để tưới cho cây, nhưng nước chè bạn nên để nguội hãy tưới cho cây.
6. Bã cà phê có thể làm phân bón
- Bã cà phê được dùng như một loại phan bón tổng hợp, cải thiện khả năng thoát nước cho cây.
- Khi phân hủy bã cà phê tiết ra chất nitơ rất tốt cho sự phát triển thân lá, bã cà phê kghi qua sử dụng không ảnh nhiều tới độ pH của đất, không những tạo độ mùn cho đất mà còn giúp cho các loại giun có ích cho đất phát triển như giun quế.
-Bã cà phê có nhiều đạm, magie, kali rất thích hợp cho việc làm phân bón cho cây hoa hồng.
7. Sử dụng nước rửa cá để tưới cho cây trồng
Nước rữa cá có chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho thực vật, sau khi rửa cá dưới nước sạch không có chứa muối hoặc các tạp chất khác, bạn đừng vội đổ đi loại nước này đi mà dùng luôn để tưới cho cây trồng. Bạn nên bỏ cặn như thịt cá, xương cá để không ảnh hưởng đến đất cây trồng. Tốt hơn hết, bạn có thể dùng nước vo gạo để rửa cá giúp cá không bị tranh mà còn có thể dùng nước đó để tưới cây giúp cây tăng canxi cho cây.
8. Dùng tro bếp để làm phân ủ hữu cơ
- Ngoài vỏ chuối, vỏ trứng thì tro bếp cũng là một loại phân hữu cơ rất tốt cho cây, nó cung cấp kali, photpho và các chất dinh dưỡng khác cho cây trồng và đất. Tro bếp thường có ở những vùng nông thôn, bà con thường dùng tro bếp sau khi đốt củi hoặc rơm dạ, lò sưởi để làm phân bón cho cây. Tro bếp giúp kích thích cho cây nở hoa, cho ra nhiều quả.
- Cách sử dụng: mang hòa 1 thìa tro bếp với 2 lit nước nóng, ngâm hỗn hợp này để trong 24 giờ rồi tiến hành lọc bỏ phần nước rồi bón cho cây.
- Bạn cũng có thể kết hợp tro với phân bón hữu cơ giúp nó tăng lượng màu mỡ cho đất.
Lưu ý: không nên lạm dụng nhiều tro vì nếu lạm dụng nhiều quá có thể gây hại cho vi sinh vật gây hại cho đất.
9. Sử dụng xỉ than để làm phân hữu cơ trong đất
- Xỉ than có tác dụng làm cho đất trồng thoáng khí, thoát nước tốt, nên cây sẽ không bị ngập úng nếu tưới nước quá tay. Bên cạnh đó xỉ than còn giúp hút một vài độc tố nguy hiểm gây hại cho cây ở trong đất.
- Trong xỉ than không có nhiều chất din dưỡng cung cấp cho đất, vì vậy bạn có thể trộn sỉ than với chất hữu cơ, chất mùn, phân bón, đất giúp cây phát triển tốt nhất, nếu bạn không có xỉ than thì cũng có thể dùng nham thạch gạch non đập nhỏ thay thế xỉ than.
10. Cách ủ phân hiệu quả từ trichoderma
- Tất cả các loại phân bón trên đều là loại phân bón hữu cơ nên rất dễ bốc mùi, vì vậy bạn có thể sử dụng chế phẩm nấm đối kháng như trichoderma để ủ, bên cạnh đó vỏ chuối, bã đậu tương, trứng ủ hoặc trộn với Trichoderma mới phát huy hiệu quả đối đa nếu không trộn với trichoderma thì các loại rác thải này sẽ là nơi gây ra các nấm bệnh, nơi cư trú của các vi khuẩn côn trùng gây hại cho cây.
- Kinh nghiệm ủ bả cà phê: tính chất của bã cà phê là rất háo nước, nếu quá nhiều nước thì sẽ kết thành tảng, dai và khó phân bã. Một số người từng thử nghiệm thêm vào lá cây khô, vỏ đậu phộng để ủ chung nhưng khả năng chia cắt của bã cà phê vẫn không giảm. Sau cùng lấy mùn cưa mịn lấy từ xưởng mộc để trộn thì rất hiệu quả, sử dụng mùn cưa với bã cà phê với tỉ lệ 1:1 hoặc 1:1,5 trộn với nhau nhằm phân tách bã cà phê không bị kết dính.
- Đo độ ẩm cho phân ủ bằng cách dùng tay nén chặt rồi mở ra, khi nén mà có nước rỉ ra thì dư nước, khi mở tay ra mà bị vở thì thiếu nước, có thể thiếu nước một chút cũng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình ủ phân. Nếu dư nước thì có thể trộn thêm mùn cưa vào phân ủ.
- Để phân ủ bị phân hủy nhanh thì có thể bổ sung thêm trichoderma vào, cứ khoảng 15-20 ngày ta nên đảo đống ủ một lần. Nếu thiếu nước có thể tưới thêm nước rồi đảo đều, tác dụng là để không khí vào phân ủ để phân ủ có thể hoai đều. Khi đảo phân ủ nếu có hơi nước bốc lên hoặc nhiệt độ tỏa ra khá nóng bạn có thể cảm nhận bằng cách sờ tay vào đống ủ thấy nóng là đạt yêu cầu. Bã cà phê được ủ tốt thì sẽ rã ra đều, sau 4-6 tháng nhiệt độ đống ủ bắt đầu giảm, bắt đầu có trùn đất thì bắt đầu có thể bón phân. Bạn có thể bỏ thêm vỏ trứng vào đống phân.
Phân ủ đã hoai mục thành phân hữu cơ
Tận dụng các loại rác thải trên để làm phân bón cho cây là biện pháp rất tốt và hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường. Chúc các bạn đọc sử dụng thành công.
-
Nhóm phân hữu cơ - Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác
Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau...
-
Phân bón hữu cơ Terra Neem Plus - bổ sung dinh dưỡng, phòng và trị bệnh từ tuyến trùng
Là một loại phân bón hữu cơ được pha trộn khoa học, được kết hợp với các loại nấm tuyến trùng có lợi, Paecilomyceslilacinus...
-
Bán chế phẩm sinh học BIO-FTN ngăn ngừa bệnh cho cây trồng
Là một loại chế phẩm có chứa nhiều vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm rất tốt cho cây trồng và có tác dụng ngăn chặn được các bệnh có nguyên nhân gây ra từ các loại nấm, tuyến trùng
-
Bán chế phẩm sinh học BIO-FA - Ngăn ngừa bệnh cho cây trồng
Là một loại chế phẩm có chứa nhiều vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm rất tốt cho cây trồng và có tác dụng ngăn chặn được các bệnh có nguyên nhân gây ra từ...
- Phân hữu cơ – Cần hiểu đúng và sử dụng hiệu quả
- Công thức phân bón lá cho cây mận trái to, giòn, ngọt, neo quả theo ý muốn
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác
- Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý