Hướng dẫn pha chế thuốc BoocDo 1%, 5%
1. Nguyên tắc pha chế
- Thuốc gốc vô cơ, có tác dụng tiếp xúc, do Millardet (Pháp) phát hiện năm 1882.
- Thuốc tạo thành bằng cách pha sulfat đồng (CuSO4) và vôi (Ca(OH)2), dung dịch đã pha có mầu xanh nhạt không mùi và pH kiềm, ít độc với người và động vật nhưng ít bền.
- Tùy theo liều lượng, kỹ thuật pha chế thuốc có nồng độ khác nhau. Đối với cây cao su hai nồng độ 1 và 5% thường được dùng.
- Không dùng các dụng cụ bằng sắt, nhôm để pha hay sử dụng dung dịch Bordeaux. Tốt nhất nên dùng dụng cụ bằng nhựa, thép không rỉ. Thuốc pha và sử dụng trong ngày, không lưu trữ.
Pha dung dịch Bóoc-đô 1% hay Bóoc-đô 5% đều phải tuân thủ nguyên tắc
“Đổ dung dịch đồng loãng vào dung dịch vôi đặc”
2. Pha Bóoc-đô 1% (1: 1: 100)
- 1 kg sunphát đồng (có màu xanh da trời) pha trong 80 lít nước.
- 1 kg vôi bột pha trong 20 lít nước sau đó đổ nước đồng loãng vào nước vôi đặc, vừa đổ vừa khuấy (không được đổ ngược nước vôi vào đồng).
Thử chất lượng dung dịch Bóoc-đô bằng cách dùng một que sắt mài sáng nhúng vào dung dịch đã pha khoảng 3 phút. Nếu đầu que sắt bị rỉ vàng thì phải thêm nước vôi vào từ từ đến khi que sắt không đổi màu. Dung dịch Bóoc-đô 1% chỉ pha đủ dùng trong ngày. Không pha dung dịch trong thùng chứa bằng nhôm hoặc sắt.
3. Cách pha Boóc-đô đặc 5% (1: 4: 20)
- 1 kg sunphát đồng, 4 kg vôi bột, 20 lít nước.
- Pha 1 kg sunphát đồng trong 10 lít nước sạch, lọc bỏ cặn.
- 4 kg vôi bột trong 10 lít nước, lọc bỏ đá sỏi.
- Đổ nước đồng vào nước vôi khuấy đều.
Ghi nhớ
Pha dung dịch Boocdo 1%: 1 kg đồng sunphate, 1 kg vôi, 100 lít nước Pha dung dịch Boocdo 5%: 1 kg đồng sunphate, 4 kg vôi, 20 lít nước Nguyên tắc pha: Đổ dung dịch đồng loãng vào dung dịch vôi đặc.
-
Bán buôn, bán lẻ Đồng Chelate (Cu-EDTA-15) tan hoàn toàn trong nước
Cu = 10 %; pH = 6 - 7 (nồng độ 1%); Dạng bột màu xanh; Cu-EDTA-15 hòa tan tốt và ổn định trong nước, độ hòa tan trong nước 99%
- Phân hữu cơ – Cần hiểu đúng và sử dụng hiệu quả
- Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
- Công thức phân bón lá cho cây mận trái to, giòn, ngọt, neo quả theo ý muốn
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác