Héo đen đầu lá, thán thư

Cây trồng bị hại: Cây cao su
Tên khoa học: Colletotrichum gloeosporioides

Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su

- Bệnh phân bổ khắp các vùng trồng cao su và tập trung chủ yếu vào mùa mưa.

- Lây lan mạnh trong mùa mưa.

Triệu chứng gây hại của bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su

- Lá cao su non (hình A và B) là giai đoạn mẫn cảm, đầu tiên trên lá non có đốm mầu nâu nhạt và thường xuất hiện ở đầu lá, sau đó vết bệnh lan rộng tạo vùng thâm đen tại đầu lá và rụng từng lá chét, sau cùng cả cuống lá bị rụng.

Bốn giai đoạn sinh trưởng của lá cây cao su

Bốn giai đoạn sinh trưởng của lá cây cao su 

- Lá già hơn một chút (hình C), bệnh không gây rụng lá mà để lại những đốm u lồi trên phiến lá. Ngoài ra nấm còn gây hại cho trái và chồi non, vết bệnh có mầu nâu đến nâu đậm, gây chết chồi và khô trái.

Triệu chứng bệnh héo đen đầu lá

Triệu chứng bệnh héo đen đầu lá 

- Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, nhất là khi mưa và nắng xen kẽ nhau, ngày mưa, ngày nắng, bệnh xuất hiện nhiều. 

- Khi quan sát trên vườn có 10% số cây bị bệnh (khoảng 40 - 50 cây/ha) cần phun thuốc đồng loạt trên tất cả các cây trên vườn.  

- Đặc biệt, khi trồng cây giống bằng cây stump trần hay bầu cắt ngọn, khi chồi ghép vừa nhú ra cỡ 5 - 10 mm, vào lúc thời tiết mưa nhiều, liên tục cần phun thuốc phòng trị bệnh héo đen ngay lập tức để tránh bệnh làm chết chồi ghép hay cây cao su sau này. 

Phòng trị bệnh héo đen đầu lá hại cây cao su

- Giống kháng, năng suất cao

- Tỉa cành tạo tán.

- Phân bón hợp lý, cân đối NKP + bón lót

- Hiện nay thuốc có gốc đồng hoặc gốc Cacbendazim được xem là loại thuốc trừ bệnh héo đen đầu lá hiệu quả nhất. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc khác như thuốc có gốc đồng như: Boocdo, COC 85… 

- Pha thuốc theo khuyến cáo trên bao bì của thuốc, phun 3 lần với chu kỳ 7 - 10ngày/lần vào buổi sáng ít gió. 

- Thuốc trừ bệnh Carban, có chứa hoạt chất carbendazim. Đây là loại thuốc trị bệnh héo đen đầu lá hiệu quả nhất hiện nay. 

- Phun thuốc phòng trị bệnh héo đên đầu lá trên vườn cây cao su KTCB. Phun ướt đều mặt trên và mặt dưới của lá, toàn bộ tầng lá mới.

- Sử dụng các hỗn hợp hoạt chất (Azoxystrobin + Difenoconazole), (Metalaxyl + Mancozeb)… chỉ cần phun trên tán lá non. Chu kỳ phun 7-10 ngày/lần.

Lưu ý đối với bệnh hé​o đen đầu lá hại cao su

- Bệnh héo đen đầu lá thường gây hại vào mùa mưa, trên lá non cây cao su lúc 1 - 2 tuần tuổi.  

- Đầu tiên trên lá non có đốm mầu nâu nhạt và thường xuất hiện ở đầu lá, sau đó vết bệnh lan rộng tạo vùng thâm đen tại đầu lá và rụng từng lá chét, sau cùng cả cuống lá bị rụng. 

- Khi trồng cao su bằng cây giống loại stump hay bầu hạt mắt ngủ, khi chồi ghép mới mọc ra cần tiến hành phun phòng bằng thuốc COC85 hoặc Carbendazim, 2-3 tuần/lần.

Nguồn: Giáo trình trồng, chăm sóc cây cao su - Bộ NN&PT NT; syngenta.com.vn
DMCA.com Protection Status