Phân hữu cơ – Cần hiểu đúng và sử dụng hiệu quả
Hiện nay nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dần sang hướng canh tác nông nghiệp hữu cơ, nhưng việc thực hành đúng hướng, đúng cách vẫn chưa được phân tích rõ ràng, từ đó làm ảnh hưởng đến sự am hiểu khác nhau của người nông dân về vấn đề sản xuất hữu cơ và đặc biệt là tác dụng của phân hữu cơ. Nhiều trường hợp sử dụng phân không đạt hiệu quả mong muốn nên đã bỏ cuộc. Vậy bà con nên sử dụng phân bón hữu cơ như thế nào để mang lại hiệu quả thiết thực là nội dung mà chúng tôi sẽ hướng dẫn trong bài viết dưới đây.
Sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng
1. Đặc tính của phân hữu cơ trong đất
- Trước đây, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp là chạy theo sản lượng và lợi nhuận trước mắt, ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Lâu ngày, đã hình thành thói quen làm dụng phân thuốc hóa học không chú ý thường xuyên bổ sung dinh dưỡng và chất hữu cơ cho đất, làm cho đất đai bị thoái hóa, trai cứng. Canh tác trên nền đất như vậy sẽ không cho được nông sản ngon và an toàn, rất khó cạnh tranh bền vững trên thị trường hội nhập.
- “Đã nhiều năm nay, phát triển trong canh tác chúng ta đã lạm dụng, sử dụng quá nhiều những loại phân thuốc hóa học, vừa không đúng liều lượng sử dụng. Ảnh hưởng đến môi trường trong đó có đất, nước, không khí. Sử dụng phân thuốc hóa học trong nhiều năm làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Muốn sớm trở thành một trong những cường quốc suất khẩu nông sản lớn thì chúng ta cần thay đổi phương thức chăm sóc, nếu không đổi sẽ không có nông sản sạch” theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa Giám đốc TT nghiên cứu và tư vấn Nông nghiệp nhiệt đới chia sẻ.
- Đất đai thoái hóa nghĩa là các đặc tính sinh học, hóa học và các vật lý đất đều suy thoái, trong đó cơ bản là thiếu chất hữu cơ làm cho hệ vi sinh vật trong đất không phát triển mạnh, đất chua hơn, chặt hơn từ đó làm cho hệ rễ cây không phát triển và việc hấp thu các chất dinh dưỡng khó hấp thu hươn, sức đề kháng kém, sâu bệnh hại gia tăng. Để cải thiện độ màu cho đất đòi hỏi phải đồng bộ cả ba yếu tố trên thiếu một trong ba cũng sẽ không thành công.
Phân hữu cơ vi sinh trong đất và cây trồng
- Giải pháp cho vấn đề này là phải tăng cường bón phân hữu cơ cho đất, đây là cách duy nhất để cải thiện các đặc tính sinh lý hóa cho đất, để làm cho đất màu mỡ hơn và được xem là cách để tiến đến nền nông nghiệp xanh trong tương lai.
- Để giữ cho đất có độ màu mỡ thì cần có sinh học đất, hóa học đất, lý học đất ba thành phần này giúp nó hài hòa với nhau. Để chỉ thị của sinh học đất tốt là cần có chất hữu cơ, trong đất cần phải duy trì lượng chất hữu cơ từ 5-10% hữu cơ. Hầu như nền đất ở Việt Nam 99% không đạt chất hữu cơ kéo theo đặc tính hóa học cũng bị suy thoái, chính vì vậy cần phải bón chất hữu cơ cho đất mới có nền nông nghiệp bền vững.
2. Những khó khăn ban đầu gặp phải khi sử dụng phân hữu cơ
- Tuy nhiên, nhiều người khi sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây trồng đã gặp nhiều dào cản khiến họ không giám thay đổi đó là chưa thấy hiệu quả rõ rang, đầu ra sản phẩm còn hạn chế, tốn nhiều công hơn, chi phí cao hơn mà giá bán lại chưa tương xứng. Đặc biệt là những mô hình liên kết chuỗi giá trị để có đơn vị bo tiêu nông sản sạch vẫn còn nhiều hạn chế.
- Trong khi đấy khi sử dụng phân vô cơ lại mang lại nhiều hiệu quả cao hơn, nhanh có tác dụng hơn phân hữu cơ. Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều lượng và thời gian lâu dài sẽ mang lại tác hại.
- Thêm vào đó, trên thị trường hiện nay có sự canh tranh gay gắt giữa nội địa và nhập khẩu, giữa phân bón hữu cơ với nhau và giữa hữu cơ với vô cơ. Trong khi đó các thông số hữu cơ lại rất mới đối với người nông dân, họ chưa hiểu hết được thế nào là phân hữu cơ có chất lượng và kém chất lượng. Đặc biệt hiện nay có quá nhiều tên gọi hữu cơ khác nhau như hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh, vi sinh,… Ngoài ra với công nghệ mới người ta còn sản xuất các dòng hữu cơ bón lá, bón gốc dạng Nano, Kalex khiến cho bà con bối rối không biết chọn loại nào và độ tin cậy ra sao.
3. Cách dùng phân hữu cơ như thế nào cho đúng
- Hiện tại, phân hữu cơ được chia làm hai loại chính:
+ Phân hữu cơ truyền thống: được nông dân tự ủ từ các vật liệu hữu cơ như phân chuồng, phân rác, phân xanh
+ Phân hữu cơ công nghiệp: được chế biến từ các nguồn hữu cơ khác để tạo thành phân bón tốt hơn so với nguyên liệu ban đầu. Bao gồm phân hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học, vi sinh, phân hữu cơ vi sinh.
- Mặc dù hiện nay đã có các dòng phân hữu cơ cao cấp có thể thay thế hoàn toàn phân vô cơ. Nhưng các nhà khoa học khuyến cáo, với hiện trạng đất đai ở nước ta, để đảm bảo năng suất, giá thành hợp lý cũng như từng bước cải thiện độ phì cho đất thì bà con nông dân nên sử dụng phân hữu cơ khoáng là thích hợp. Đồng thời nên sử dụng nguồn hữu cơ sẵn có để bổ sung cho đất, nhằm tạo đất tốt tích lũy về sau.
Sử dụng phân hữu cơ bón cho cây rau màu
- Khi sử dụng phân hữu cơ khoáng nếu không có thì có thể thay thế bón hữu cơ kết hợp với bón phân khoáng và nên thay thế dần theo từng vụ như: Vụ 1 có thể thay thế 30% phân vô cơ, vụ 2 có thể thay thế 50%, vụ 3 thay thế 70% và vụ 4 mới có thể thay thế 100% phân vô cơ.
- Trong điều kiện muốn chuyển hướng ngay 100% phân hữu cơ, thì bà con nên sử phần lớn phân hữu cơ công nghệ cao, mô hình này cần đầu tư theo chuỗi giá trị để đảm bảo nông sản hữu cơ tiêu thụ theo giá tốt, lợi nhuận ổn định cho nông dân. Bởi đa phần hữu cơ công nghệ cao hiện nay là nhập khẩu, xuất hữu cơ lớn hơn so với hữu cơ thông thường.
- Việc sử dụng phân hữu cơ sao cho đạt hiệu quả còn phụ thuộc vào mục đích và cách thức của người sử dụng, từ đó có thể lựa chọn loại phân phù hợp.
4. Mục đích bón phân hữu cơ cho đất và cây trồng
- Việc bón phân hữu cơ nhằm để cải thiện vật lý đất, tránh sự thất thoát của phân, làm tăng các vi sinh vật có trong đất để làm cho sinh vật đất mạnh lên giúp cho cây trồng khỏe mạnh hơn.
- Bón đúng cách cũng giúp cho việc sử dụng phân hữu cơ đạt kết quả tốt nhất. Trước khi bón phân hữu cơ cho cây cần phải xới đất cho cây để giúp đất có thể hấp thu và không bị thất thoát phân nhiều.
- Trong các loại phân hữu các nhà khoa học khuyên nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh là tốt nhất, nhưng cần có điều kiện cần thì vi sinh mới có thể phát huy tác dụng. Trong đất cần có đủ thức ăn cho vi sinh thì mới tốt như có thể bón phân gà, các loại phân có chứa Acid Amin nhiều, bã đậu nành,… rất tốt cho cây. Tuy nhiên cũng nên bón phân hữu cơ đúng theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, nếu bón thừa cũng không tốt cho cây trồng khiến cây bị chết, ngộ độc phân.
-
Bán Amino Acid (Axit Amin) dạng bột tan 100%
Hàm lượng Amino Acid: từ 45%- 50% (chứa 17 loại Axit Amin); Dạng bột màu vàng nhạt, tan hoàn toàn trong nước; Amino axit có tác dụng giảm "tress" trên cây trồng, tăng khả năng...
-
Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
Có nhiều dạng chất hữu cơ, nhiều hỗn hợp các chất hữu cơ khác nhau, nhiều hỗn hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng...
-
Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
Để bảo vệ chất lượng đất, môi trường sống của các vi sinh vật có ích trong đất và cây trồng... chúng ta cần tận dụng các loại rác thải hằng ngày để làm phân bón hữu cơ.
-
Cách ủ cá, đậu tương và phân gà làm phân bón hữu cơ sạch cho cây trồng bằng chế phẩm EM
Phân hữu cơ là loại phân được tận dụng từ các loại phân gà, cá, đậu tương, phân bò, rác thải để sử dụng làm phân bón hữu cơ lên men cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
-
Bán phân Chuyên dùng cho Lan (nhập khẩu Ấn Độ) - Viên hữu cơ vi sinh chậm tan Terra Neem Plus
Terra Neem Plus là một loại phân bón hữu cơ được pha trộn khoa học, được kết hợp với các loại nấm tuyến trùng có lợi,
- Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
- Công thức phân bón lá cho cây mận trái to, giòn, ngọt, neo quả theo ý muốn
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác
- Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý