Công thức phân bón lá cho cây mận trái to, giòn, ngọt, neo quả theo ý muốn
Cách chăm sóc cho mận ở giai đoạn quả non, giúp quả mận nhanh to, giòn, ngọt? Khi cây mận đậu quả cần chú ý điều gì? Loại phân phù hợp với mận ở giai đoạn nuôi quả? Cách neo quả mận trên cây mận, giúp quả mận lâu chín để bán trái vụ tăng giá trị quả mận... có rất nhiều câu hỏi mà các nhà vườn trồng mận thường gặp phải. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ công thức phân bón lá phun cho cây mận giúp trái to, đẹp, ngọt và kéo dài thời gian neo quả trên cây.
Để trái mận to, ngon, đẹp... cần kết hợp nhiều hoạt chất kích thích tăng trưởng và dinh dưỡng phù hợp
1. Các chất kích thích to quả, tạo độ ngọt, phân bón cho quả mận ngon, giòn, quả to, điều chỉnh thời gian thu hoạch theo ý muốn.
Người trồng mận muốn quả mận hậu, mận tam hoa, mận tím, mận tráng li, mận tả van... to, ngon, giòn, ngọt cần chú ý đến các loại phân bón sau đây:
- Potassium Nitrate (KNO3): là nguồn cung cấp dinh dưỡng kali và đạm quan trọng sự đóng sự phát triển khỏe mạnh và tạo năng suất cho cây mận, làm tăng hàm lượng protein, dầu, vitamin C,... ngoài ra còn cải thiện việc hút và hấp thụ nước cho cây.
- Kali Hydro Photphat (MKP): Loại phân có chứa cả lân và Kali cho cây trồng (K2O: 35%; P2O5: 52%) với hàm lượng khá cao. Giúp trái ngọt, chắc và đậm vị hơn.
- Kali Sunphat (K2SO4): là loại có chứa cả Kali và lưu huỳnh rất cần thiết cho cây. Sử dụng K2SO4 cho cây mận lúc này có tác dụng cung cấp lượng Kali cho cây, giúp trái cây đều, ngọt, màu sắc đẹp và giúp cho việc bảo quản sau này dễ dàng hơn.
- Sulobor (Siêu bo): Vi lượng rất cần thiết cho cây để hạn chế tối đa hiện tượng rụng trái non cho cây trồng nói riêng và cây mận nói riêng.
- Atonik đậm đặc: Loại chất điều hòa sinh trưởng không thể bỏ qua đối với quá trình phát tiển của cây trồng, Tác dụng chính của Atonik sử dụng cho cây trồng đó chính lá tăng khả năng hấp thụ phân cho cây, giúp hiệu quả sử dụng phân được cải thiện, khi sử dụng Atonik cho cây có thể giảm đươc 30-40% lượng phân bón cần thiết phải sử dụng cho cây.
- Vi lượng đồng và vi lượng kẽm (Cu- EDTA và Zn-EDTA): cung cấp vi lượng Đồng và Kẽm dạng Chelate giúp cây trồng hấp thụ và đáp ứng nhu cầu cần sử dụng vi lượng của cây.
- Cytokinin CPPU-KT 30: chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng kích thích sự phát triển của quả, giúp quả to hơn, đều quả.
- Auxin Na-NAA: Loại chất có tác dụng chính kích thích cho hệ rễ phát triển, giúp tăng khả năng hấp thụ phân bón cho rễ, ngoài ra lúc này NA-NAA còn có tác dụng hạn chế rụng trái non.
- Gibberellic Acid GA3: Cái tên khá quen thuộc với cây trồng, GA3 giúp cây trồng phát triển nhanh, kích thước tăng lên, neo quả trên cây để đảm bảo thời gian thu hoạch.
- Bột rong biển: Loại phân bón hữu cơ cung cấp hàm lượng hữu cơ cho cây lên 45-55%, giúp cây tránh tình trạng già hóa, streess, đối với quả giúp quả giòn, thơm và ngọt và quả đẹp hơn.
2. Công thức phối chế phân bón lá cho cây mận trái to, ngon, ngọt, điều chỉnh quá trình chín của quả mận.
Lượng hóa chất pha trong 1000 lít nước cụ thể như sau: KNO3: 200g, MKP: 300g, K2SO4: 200g, Atonik đậm đặc 10g, Siêu bo: 5g, Cu-EDTA: 1g, Zn-EDTA: 1g, Cytokinin CPPU-KT 30: 250g, Na-NAA: 15g, GA3: 15g, Bột rong biển: 500g.
Tất cả các chất kích thích sinh trưởng, phân bón trên được cân chính xác, trộn đều vào nhau trước khi sử dụng.
Nếu chúng ta sử dụng bồn chứa 200 lít nước: có thể chia hỗn hợp hóa chất trên thành 05 phần bằng nhau và bảo quản trong điều kiện râm mát để sử dụng dần, thời gian bảo quản tối đa 12 tháng.
3. Thời điểm áp dụng công thức cho cây mận đạt hiệu quả cao
- Công thức phân bón lá trên chỉ áp dụng khi cây mận đậu quả hoàn toàn (trái mận bằng đầu đũa hoặc ngón tay út). Sử dụng các loại nguyên liệu theo nồng độ khuyến cáo trên, tiến hành trộn đều pha trong 1000 Lít nước để phun trực tiếp và lá và quả, phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 - 20 ngày.
- Nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để cây có khả năng hấp thụ phân bón cao nhất, tránh phun vào lúc trời quá nắng hoặc chuẩn bị đổ mưa.
- Ngoài việc áp dụng công thức phân bón trên cho cây, nhà vườn cũng phải theo dõi, thăm cây thường xuyên, bổ sung lượng nước cần thiết, phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh gây hại để giảm tránh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
4. Điều chỉnh thời gian neo quả mận, nhanh chín, chậm chín theo yêu cầu
- Để quả mận nhanh chín chúng ta sử dụng hoạt chất Ethephon với nồng độ ethephon thường là 50 - 100g/100L. Nồng độ và thời gian phun nên dựa trên thời tiết và độ chín của quả. Quả thu hoạch vào mùa hè, nhiệt độ cao, sử dụng Ethephon ở nồng độ thấp, tốt nhất là 50 - 80g/100L, quả sẽ chín trước 10 ~ 15ngày; quả thu hoạch vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nồng độ cao 80 - 100g/100L là phù hợp, có thể chín sớm 15 - 20 ngày.
- Để quả mận chậm chín, neo quả trên cây: Phun GA3 lên lá và quả khi quả già sắp chín để neo quả trên cây, làm chậm thời gian thu hoạch để giãn vụ hoặc chờ giá cao, với cây mận có thể chậm thu hoạch từ 20 ngày đến cả tháng. Nồng độ phun GA3 90% lên cây là 5-20ppm (tương đương 1g - 4g/200 lít nước).
-
Na-NAA và NAA - tác dụng không ngờ đến các loại cây ăn quả
Đối với táo và lê, phun 20 mg/lít Na-NAA hoặc NAA tương đương với 20g/1000 lít nước sạch sau khi cây ra hoa được 15-20 ngày, hoặc cũng với lượng NAA trên cộng với...
-
Yêu cầu sinh thái của cây mận
Mỗi giống khác nhau đều thích hợp với một vùng sinh thái khác nhau và đòi hỏi điều kiện sinh thái chặt chẽ hơn. Đối với giống mận chua yêu cầu điều kiện sinh thái không chặt chẽ bằng các giống mận ngọt.
-
Đặc điểm thực vật học của cây mận
Mận thuộc loại thân gỗ nhỡ, cành mảnh dẻ, tán xòe rộng, sức nảy chồi mạnh, hàng năm ra lộc 2-3 lần vào vụ xuân, vụ hè là chính...
-
Một số giống mận có giá trị kinh tế cao được trồng tại Việt Nam
Những giống mận của nước ta có chất lượng cao, được ưa chuộng, có thể sản xuất thành hàng hóa cho cả nội tiêu và xuất khẩu là: Mận hậu, mận Tam Hoa,...
- Nơi Mua Bacillus thuringiensis, mua Bacillus thuringiensis ở đâu?
- Phân hữu cơ – Cần hiểu đúng và sử dụng hiệu quả
- Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác