Đặc điểm thực vật học của cây mận
1. Đặc điểm rễ của cây mận
- Rễ mận tập trung chủ yếu ở trên tầng đất mặt từ 0 đến 50cm tuỳ từng giống và từng loại đất, một số rễ cái ăn khá sâu giúp cho cây đứng vững không bị đổ. Với đặc điểm phân cành sớm và nhiều cành nhỏ cộng lại với một số rễ cái ăn sâu, bộ lá nhỏ nhẹ, cây mận ít bị đổ khi gặp gió bão; Ngoại trừ trồng trên đất mùn hoặc đất đá vôi cây thường bị đổ do nguyên nhân là đất quá tơi xốp và dễ bị sụt lở.
- Khác với các loại rễ khác, trên rễ mận nhất là phần nổi trên mặt đất thường có các mầm ngủ. Trong điều kiện thích hợp, các mầm ngủ có thể bật mầm mọc thành cây con. Lợi dụng đặc điểm này, người làm vườn có thể nhân giống mận bằng giảm rễ theo nhiều phương pháp khác nhau.
- Rễ mận thường phát triển theo chiều ngang do đó các mầm ngủ của rễ phần gần sát mặt đất gặp điều kiện thuận lợi thường mọc thành cây con. Qua quan sát phát triển khoảng không gian mọc của cây con cho thấy rễ mận thường phát triển rộng hơn tán cây khá nhiều 30 - 70cm.
2. Đặc điểm thân cành của cây mận
- Mận thuộc loại thân gỗ nhỡ, cành mảnh dẻ, tán xòe rộng, sức nảy chồi mạnh, hàng năm ra lộc 2 - 3 lần vào vụ xuân, vụ hè là chính.
- Tùy thuộc vào giống mà cây mận phân cành theo chiều ngang hay chiều thẳng đứng nên cây mận có tán hình cầu, hình tháp hay hình nấm....Ví dụ: Mận Tam hoa thường có tán hình cầu, mận Tả van thường có tán hình nấm.
- Cành của mận có thể ra quả nhiều lần trên một cành, nhiều cành vừa là cành quả vừa là cành mẹ. Đặc điểm này có ở hầu hết các loài trong họ mận.
Cây nấm có cành lá xòe rộng dạng nấm
- Cây mận, cành quả sẽ trở thành cành quả hoặc không phụ thuộc vào sức sinh trưởng của cành (đường kính, số lá, chiều dài). Cũng ít khi phụ thuộc vào tuổi cành. Tuy nhiên những cành ra vào cuối thu năm trước có thể có rất nhiều hoa nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp. Cành quả hoặc cành mẹ có thể rất nhỏ, 7 tháng đến nhiều năm tuổi, thậm chí ngay cả cành cấp I và cấp II ở mận cao tuổi đôi khi cũng ra hoa và đậu quả tốt. Điều này cũng cho thấy để trở thành cành mẹ hoặc cành qủa mận phụ thuộc vào độ chín sinh lý, thời gian ngủ, nghỉ qua đông để đảm bảo độ chín sinh lý cần thiết.
- Cành mận Châu Âu và Châu Mỹ có sức sinh trưởng rất khá không kém mận Châu Á mặc dù có thời gian nghỉ đông khá dài và số đợt lộc ít hơn. Ở những nước có khả năng thâm canh cao, hình dáng bộ tán mận không trở nên quan trọng do cành được uốn nằm trên các giàn giống như giàn nho, giàn mướp ở Việt Nam hoặc được uốn thành cố định theo các phía trên khung dây thép định sẵn.
3. Đặc điểm lá của cây mận
- Nhìn chung lá mận có hình dáng tương đối đồng nhất giữa các loài, hình dáng bầu dục của lá là một đặc trưng hình thái của cây mận.
- Độ lớn của lá rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài và giống, nhìn chung dao động từ 01cm đến 04cm (chiều rộng); 1,5 đến 10cm (chiều dài). Gân lá nổi rõ, mép lá có hình răng cưa rõ rệt hoặc không rõ rệt tuỳ từng giống, từng loài, đỉnh lá nhọn hoặc hơi tù.
- Màu sắc lá mận cũng rất khác nhau tuỳ giống, nhìn chung lá mận có các màu đặc trưng: đỏ, đỏ tím, xanh, xanh đậm, xanh nhạt...
- Lá mận thường rụng vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12 hoặc sớm hơn một chút. Những vườn mận giai đoạn còn non (kiến thiết cơ bản) trồng ở vùng nóng ẩm lá có thể dụng không triệt để, đôi khi còn lại một số lá già ngả màu xanh vàng, chỉ đến khi cây ra hoa số lá này mới rụng hết để cành bật lộc mới, lá mận rụng càng sớm càng triệt để chứng tỏ điều kiện ngoại cảnh và nội tại giúp cây có quá trình ngủ sâu trong vụ đông thì hoa nở càng nhiều và tỷ lệ đậu quả rất cao.
4. Đặc điểm hoa của cây mận
- Màu sắc của hoa mận tuỳ từng loài có màu hồng, hoặc tím pha lẫn với màu chủ đạo là màu trắng. Hoa mận thuộc loại hoa nhỏ, tính theo hình chiếu không gian của hoa, đường kính hoa dao động từ 5mm đến 25mm tuỳ từng loài. Thông thường cây mận đường kính của hoa tỷ lệ thuận với độ lớn của quả. Hoa mận thường gồm 5 cánh, hoa nở đều về 4 phía, phần đài hoa bao bọc lấy bầu, có từ 20 đến 30 chỉ nhị, chiều cao của chỉ nhị thường tương đương với chiều cao của cánh hoa, bao phấn không nở sớm mà nở vào thời điểm hoa đã nở. Đầu nhị hoa vươn lên ngay kề cạnh bao phấn.
Cây nấm có cành lá xòe rộng dạng nấm
- Hoa mận nở vào khoảng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, đối với những giống mận có vị chua thường nở sớm hơn và quả chín sớm hơn một chút. Phần lớn các giống mận không có khả năng tự thụ nghĩa là: khi tự thụ thì quá trình thụ tinh không xảy ra và kết quả là tỷ lệ đậu quả cũng rất thấp, thậm chí hoa rụng 100%. Bởi vậy muốn thu được năng suất cao, cần phải trồng xen vườn mận với các giống mận khác làm cây cho nguồn hạt phấn.
5. Đặc điểm quả của cây mận
- Mận là loại quả hạch, độ lớn của quả mận thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc từng loài, các giống mận Châu Á quả thường nhỏ hơn mận Châu Âu và Châu Mỹ, loại to khoảng từ 8 - 10 quả/kg. Màu sắc quả cũng thay đổi rất nhiều tuỳ giống, từ đỏ tươi, tím, vàng và một số giống khi quả chín vẫn giữ nguyên màu xanh (mận hậu). Cũng có một số giống mận khi quả chín còn phủ một lớp phấn trắng bên ngoài, lớp phấn này có tác dụng bảo vệ quả, chống sự xâm nhiễm của Vi khuẩn, nấm, tránh cho quả hấp thụ quá lớn nhiệt độ và khi trời quá nóng.
Mận hậu Sơn La
- Một số giống mận sớm quả thường chín vào khoảng từ giữa tháng 3, đầu tháng 4, các giống chín trung bình vào khoảng tháng 5, giống chín muộn vào tháng
- Nhìn chung thời gian chín của mận có thay đổi theo từng vùng sinh thái và thay đổi theo từng lục địa khác nhau.
6. Đặc điểm hạt của cây mận
- Hạt mận được bao bọc bởi 1 lớp gỗ cứng, bằng vỏ, chắc chắn. Vì vậy muốn hạt nhanh nảy mầm phải xử lý quả trước khi gieo trồng.
-
Kỹ thuật nhân giống đào
Đào cảnh được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay ghép nêm đoạn cành trên gốc ghép là cây đào ăn quả hoặc đào rừng.Yêu cầu kỹ thuật sản xuất giống đào chất lượng cao...
-
Biện pháp kỹ thuật giúp mai ra hoa vào đúng dịp tết
Biện pháp kỹ thuật giúp mai ra hoa vào đúng dịp tết: Chăm sóc, thời gian tuối lá, bón phân,...
-
Hướng dẫn kỹ thuật điều tiết (thúc, hãm) cây đào nở hoa đúng dịp Tết
Ngoài việc sử dụng các chất kích thích phân hóa mầm hoa như: Chlorormequat Chloride, Cycocel CCC, paclobutrazol, uniconazole nên kết hợp để thúc đào ra hoa như...
-
Yêu cầu sinh thái của cây mận
Mỗi giống khác nhau đều thích hợp với một vùng sinh thái khác nhau và đòi hỏi điều kiện sinh thái chặt chẽ hơn. Đối với giống mận chua yêu cầu điều kiện sinh thái không chặt chẽ bằng các giống mận ngọt.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón