Hiện tượng cam rụng lá xanh, quả non và cách giải quyết
Trước tình hình trồng và chăm sóc cam hiện nay, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, đang là những khó khăn, vướng mắc đối với các hộ trồng cam hiện nay. Bởi chưa nắm chắc được các kỹ thuật trong canh tác, chịu sự tác động của môi trường, ảnh hưởng của các loại phân bón… làm ảnh hưởng đến cây trồng rất nhiều. Đối với các hộ trồng cam có một vấn đề gây nhiều tranh cãi, khó khăn trong hướng giải quyết đó chính là hiện tượng cam bị rụng lá xanh và quả non. Vậy trước tình hình đó bài viết sau đây sẽ phần nào tìm ra hướng giải quyết cho các bạn.
Khi cam rụng lá xanh, rụng quả non thì là vấn đề đáng lo ngại
1.Nguyên nhân gây nên hiện tượng rụng lá cam xanh và rụng quả non
- Đối với cây trồng khi lá cây rụng là một điều tất yếu sẽ xảy ra, thế nhưng trái với quy luật tự nhiên là lá xanh rụng trước lá già thì đó là điều đáng lo ngại. Qua nghiêm cứa cho biết cây cam khi lá xanh trên cây rụng nhiều, nguyên nhân ở đây chính là do nấm bệnh gây nên.
- Đối với cây rụng quả non thì sao? Khi cây rụng quả non thì nó có thể bị sự tác động của rất nhiều yếu tố như: điều kiện thời tiết, nhu cầu dinh dưỡng, sự gây hại của bệnh hại…
- Khi cây đã đều bị hai triệu chứng trên cần có những biện pháp tối ưu nát cho cây.
2. Các biện pháp khắc phục hiện tượng rụng lá xanh, quả non trên cây trồng
Để hiện tượng trên không xảy ra, trước hết ta cần phải làm tốt công tác phòng chống trước. Đó chính là cung cấp cho cây các loại phân bón ở giai đoạn phục hồi, trước khi cây ra hoa. Bón cho cây các dòng phân hữu cơ như: Amino Acid, rong biển,… Các dòng phân vô cơ như: NPK tổng hợp, trung vi lượng… hoặc các chất điều hòa sinh trưởng cho cây như: GA3, Atonik đậm đặc..
Ngoài ra có thể sử dụng các dòng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trước như: Difenoconazole, Propiconazole… phun cho cây trước khi cây bước sang giai đoạn ra hoa tốt nhất là 1-2 lần. Lưu ý khi cây ra hoa không nên phun vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng đậu quả của cây.
3. Cách bón phân như thế nào để giảm tình trạng rụng lá xanh và quả non.
Cũng như các loại cây ăn quả có múi khác, một năm ta nên bón 4 lần.
Lần bón thứ 1: Sau khi thu hoạch: Bón phân chuồng hoai mục + phân lân + nấm Tricoderma.
Lần bón thứ 2: Bón đón hoa: Bón cho cây khoảng 1 tháng trước khi cây ra hoa bằng NPK tổng hợp. Trong khi cây ra hoa có thể phun 1 lần chất điều hòa có tác dụng làm giảm hiện tượng rụng quả non như: 4-CPA-Na với nồng độ 10-25ppm tương đương với 10-25g/1000L nước sạch cho cây.
Lần bón thứ 3: Sau khi cây đậu quả được 1 tháng thì bắt đầu bón thúc quả. Có thể bón NPK hoặc các dòng hữu cơ, chất điều hòa sinh trưởng giúp quả nhanh to, cuống khỏe như: Siêu bo, các dòng vi lượng, GA3…
Lần bón thứ 4: Giai đoạn cần Kali nhất của cây. Nên bón các loại phân có hàm lượng Kali cao hoặc Kali đơn cho cây như: K2CO3, K2SO4...
-
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây cam, cây quýt
Với năng suất 20 tấn quả cam lấy đi từ đất 34kg N; 10kg P2O5; 54kg K2O. Tính trung bình 1 tấn quả cam cây lấy từ đất 1,7kg N; 0,5kg P2O5; 3,2kg K2O.
-
Bổ sung phân hữu cơ vi sinh để cây cam đạt năng suất, chất lượng cao
Cây cam được bổ sung phân bón hữu cơ vi sinh cho sai quả, quả bóng sáng, chất lượng quả ngon hơn nhiều so với...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô