Lúng túng trong quản lý mặt hàng phân bón
Thời gian chờ có kết quả kiểm nghiệm mẫu phân bón phải mất khoảng 1 tháng. Nếu có tạm giữ tang vật thì thời hạn tạm giữ tối đa là 60 ngày, chưa kể nếu đơn vị sản xuất phân bón đề nghị tái kiểm thì có khi hết thời hạn tạm giữ tang vật, phát sinh pháp lý về xử lý vi phạm khiến cơ quan kiểm tra gặp nhiều khó khăn.
Đó là một trong những bật cập của việc quản lý, cấp phép sản xuất và kinh doanh phân bón theo nhận định mới đây của Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389).
Dây chuyền sản xuất phân bón của Nhà máy Nhà máy sản xuất phân bón dầu khí Bạc Liêu. Ảnh minh họa: Huỳnh Sử/TTXVN.
Theo Ban 389, với các trường hợp vi phạm, việc tạm giữ và bảo quản tang vật đang gặp rất nhiều khó khăn do cơ quan kiểm tra không có kho, bãi đủ điều kiện để bảo quản phân bón mà phải đi thuê. Trong khi đó, chi phí cho việc thuê kho để tạm giữ bảo quản tang vật thì phải dự trù kinh phí từ đầu năm. Trong khi đó hoạt động kiểm tra, thanh tra tùy theo tình hình thực tế, diễn biến trên thị trường.
Liên quan đến việc quản lý, cấp phép, Văn phòng Thường trực Ban 389 cho biết, tính đến tháng 11/2016, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) đã cấp giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác cho 107 cơ sở, doanh nghiệp trên tổng số 234 cơ sở xin cấp phép gửi về Cục (trên 50% cơ sở, doanh nghiệp không đủ điều kiện để cấp phép). Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ và phân bón khác cho 400 cơ sở, doanh nghiệp trên tổng số 536 cơ sở xin cấp phép gửi về Cục.
Thế nhưng hiện chưa có quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân bón nên việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ công bố hợp quy trước khi sản phẩm phân bón được sản xuất, kinh doanh bán ra thị trường gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, với chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường, lực lượng quản lý thị trường (lực lượng chủ công trong hoạt động kiểm tra trong thị trường nội địa) không được đào tạo để cấp chứng chỉ lấy mẫu phân bón theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP (tại đợt kiểm tra một số cơ sở sản xuất phân bón trên địa bàn huyện Bình Chánh - TP.Hồ Chí Minh, Sở NN&PTNT Thành phố đã cử 2 cán bộ được đào tạo và có chứng chỉ lấy mẫu phối hợp với Đoàn kiểm tra), vì vậy kết quả kiểm tra không phản ánh được thực tế chất lượng phân bón trên thị trường và chưa được kiểm soát.
“Về quy hoạch tổng thể cho lĩnh vực phân bón hiện nay còn nhiều bất cập, thậm trí không rõ ràng dẫn đến nhiều cơ sở, doanh nghiệp được cấp phép sản xuất phân bón trong khu vực dân cư sinh sống”, đại diện Ban Chỉ đạo 389 nói.
-
Phó Thủ tướng kết luận việc quản lý phân bón giữa 2 Bộ
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp giải quyết vướng mắc trong quản lý nhà nước về phân bón.
-
Nên giao một bộ quản lý phân bón
Hiện mặt hàng phân bón do Bộ Công Thương quản lý nhóm vô cơ (chiếm 90%), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhóm hữu cơ và phân bón khác, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về quy chuẩn, tiêu chuẩn cùng các phòng thử nghiệm khiến chồng c
-
Chồng chéo trong quản lý phân bón
Mặc dù, trong thời gian qua, chính quyền TP HCM đã có nhiều biện pháp kiểm tra, xử phạt hoạt động sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Tuy nhiên...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau