Phó Thủ tướng kết luận việc quản lý phân bón giữa 2 Bộ
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp giải quyết vướng mắc trong quản lý nhà nước về phân bón.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phân bón, phù hợp với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cần thống nhất một đầu mối quản lý, Phó Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất phân công đầu mối thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phân bón, bảo đảm tính thống nhất; xin ý kiến Thành viên Chính phủ về vấn đề này khi trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.
Trước đó, tại Hội thảo "Lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam”, diễn ra ngày 28/9/2016, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch, Kiêm Tổng thư ký Trung ương Hiệp Hội phân bón Việt Nam chỉ rõ, thực trạng nền sản xuất phân bón Việt Nam hiện là một nền phân bón tự phát, nơi nào cũng làm được phân bón và chưa có một cuộc cách mạng nào để lập lại trật tự lĩnh vực này.
Lực lượng chức năng kiểm tra kho phân bón của Công ty Thuận Phong. Ảnh minh họa
Liên quan đến vấn đề phân bón kém chất lượng đang nở rộ trên thị trường, ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, tất cả xuất phát từ việc quản lý bất cập, cơ chế xử phạt quá nhẹ và thấp. Đặc biệt, một mặt hàng phân bón, hai Bộ chia nhau quản lý là không nên.
Cũng theo ông Cường, việc chồng chéo hai cơ quan quản lý Nhà nước khiến cho cơ quan chức năng rất khó kiểm tra, kiểm soát. Đồng thời, khi doanh nghiệp đăng ký hội thảo về phân bón, đại lý, cửa hàng bán phân bón đăng ký giấy phép thì phải chạy đi cả hai bộ để xin giấy phép, điều đó gây khó khăn cho doanh nghiệp.
"Rõ ràng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn hiểu hết về cây trồng, dinh dưỡng cây trồng và vấn đề cấp phép rất ít. Còn với Bộ Công Thương, thì chỉ quản lý về công nghiệp thì cấp phép cũng rất khó khăn với các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp xin giấy phép bán thì phải xin cả bên Bộ Công Thương và cả giấy phép của Bộ Nông nghiệp", Phó Cục trưởng, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, Lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam cũng cho rằng, việc giao cho 2 Bộ gồm Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp cùng quản lý về phân bón đã gây ra lãng phí nguồn nhân lực, chồng chéo trong quản lý, gây phiền hà cho địa phương, doanh nghiệp sản xuất, cơ sở buôn bán trong việc thanh tra, kiểm tra, cấp phép. Dẫn đến việc quản lý mặt hàng phân bón càng phức tạp, lỏng lẻo hơn.
Trước tình trạng này, Hội Nông dân Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ, giao cho 1 Bộ quản lý về phân bón bao gồm cả phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ, thay cho 2 cùng quản lý như hiện nay.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 15/11, đại biểu Võ Đình Tín (đoàn Đắk Nông) đã đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước trong đấu tranh chống hàng lậu, hàng gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém phẩm chất và đặc biệt liên quan đến mặt hàng phân bón.
Theo phân tích của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, thị trường phân bón ở Việt Nam đã có sự cắt khúc và chia đôi, một phần về quản lý phân bón vô cơ thì giao cho Bộ Công Thương, còn lại các loại phân bón hữu cơ thì giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý bao gồm từ cả khâu sản xuất cũng như cấp phép sản xuất rồi sau đó là công bố hợp quy và quản lý kinh doanh.
Trên thực tế, với việc hai Bộ cùng tham gia quản lý phân bón và trong bối cảnh các loại phân bón rất đa dạng và có nhiều loại hình lẫn nhau, nó trộn lẫn kể cả giữa loại phân đơn và phân đan rồi cũng như các loại phân và hợp chất phân bón vô cơ rồi hữu cơ. Phân vi lượng và nhiều loại phân khác dẫn đến tình trạng chồng chéo của hai cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước trong thời gian vừa qua không được đảm bảo trên địa bàn cả nước đối với các mặt hàng phân bón kể cả sản xuất cũng như nhập khẩu.
Thứ hai, tình trạng tồn tại quá nhiều các loại phân bón, riêng đối với Bộ Nông nghiệp có hơn 5.000 hợp quy dành cho phân bón hữu cơ và Bộ Công Thương có hơn 5.700 hợp quy khác dành cho phân bón vô cơ.
Chính vì vậy, dẫn đến tình trạng các loại phân bón rất nhiều và cơ quan quản lý nhà nước không đủ nguồn lực và điều kiện kiểm soát chất lượng cũng như hàm lượng, định lượng của các sản phẩm phân bón này.
-
Truyền hình Quốc hội Việt Nam | Thị trường phân bón nhập nhèm chất lượng
Video Clip cực hay về tình hình phân bón giả, làm giả phân bón tại Việt Nam...
-
Lĩnh vực phân bón: sẽ giao cho một Bộ quản lý?
Dự kiến cuối tháng 12/2016, Chính phủ sẽ có cuộc họp thống nhất giao trách nhiệm quản lý mặt hàng phân bón cho một cơ quan duy nhất quản lý...
-
Truyền hình Nhân Dân | Chứng nhận phân bón và những vấn đề đặt ra
Hiện nay tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng đã và đang gây ra những thiệt hại lớn cho sản xuất, đẩy khó khăn thêm chồng chất...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau