Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu

- Phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong những vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm trọng điểm. Việt Nam là nước có tỉ lệ lao động và dân cư trong khu vực nông nghiệp nông thôn lên tới 76%, do vậy phát triển nông nghiệp nông thôn được Đảng và nhà nước coi là một trong những vấn đề hàng đầu hiện nay. Mặt khác nền nông nghiệp Việt Nam từ lâu đời nay có lợi thế về sản xuất rau xanh, với một số dân gần 90 triệu người, một thị trường lớn , chưa kể thị trường trong khu vực và thế giới đòi hỏi ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng. Theo tính toán, trồng rau có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa từ 4 – 5 lần cá biệt có nơi cao gấp 10 lần. Rau đóng một vai trò chủ đạo trong thói quen ăn uống của người Việt Nam, ăn rau hằng ngày được xem là cách chính để cung cấp chất khoáng, vitamin…

- Việc sản xuất rau an toàn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện nay mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa trong điều kiện Việt Nam là một trong những thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất.

- Chính vì lý do trên mà vấn đề sản xuất và tiêu thu rau an toàn là rất cần thiết. Vì vậy, để thúc đẩy sản xuất rau an toàn trên cả nước cần có những định hướng, chiến lược lâu dài trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

1. Thực trạng thị trường rau an toàn

* Thị trường : có ảnh hưởng rất lớn, chi phối quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể xem xét 3 yếu tố sau:

- Nhu cầu thị trường: Chính sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Nhu cầu này của người tiêu dùng có liên quan đến thu nhập, quá trình đô thị hóa, thông tin và giáo dục. Những thông tin và giáo dục về vấn đề sức khỏe đã ảnh hưởng tới ưu tiên trong tiêu dùng đối với rau an toàn của người dân. Rất nhiều chiến dịch khác nhau đã cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về lợi ích đối với sức khỏe từ việc ăn rau an toàn. Các nghiên cứu khoa học, các chiến dịch thông tin cộng đồng đều khẳng định vai trò của rau, khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn. Một thay đổi trong xu hướng tiêu dùng đó là xu hướng gia tăng nhu cầu với các sản phẩm trái vụ. Người tiêu dùng có thu nhập cao sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm rau an toàn trái vụ. Xu hướng tăng cường chế độ ăn kiêng của người dân cũng khuyến khích ăn nhiều rau an toàn vì rất có lợi cho sức khỏe.

- Cung cấp sản phẩm rau an toàn: có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn và về đối tượng tiêu dùng. Vì vậy tính không hoàn hảo của thị trường rau thể hiện đặc trưng của sản phẩm nông nghiệp. Khi số lượng cung của một sản phẩm tăng lên sẽ làm cho cầu sản phẩm đó giảm xuống và ngược lại. Để tổ chức tốt tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, các nhà sản xuất kinh doanh phải hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh của mình về số lượng, chất lượng và về đối tượng khách hàng.

- Giá cả là yếu tố quan trọng, là thước đo dự điều hòa cung cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. Tuy nhiên khi xem xét yếu tố giá ả cần chú ý đến chất lượng rau an toàn. Đối với người sản xuất chất lượng rau tốt tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng, nếu là rau an toàn thực sự thì người tiêu dùng sẵn sang trả mức giá cao hơn gấp 1,5 – 2 lần so với rau thường, mặt khác còn tạo được long tin đối với khách hàng cả trong hiện tại và tương lai đặc biệt là làm tăng lợi nhuận. Đối với người tiêu dùng tao cho họ một sự an tâm khi sử dụng sản phẩm, và đảm bảo có sức khỏe tốt.

* Thực trạng vùng rau màu ở nước ta vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, quy mô snar xuất tập trung, mô hình ứng dụng kỹ thuật trồng rau an toàn, thực hành VietGAP, GlobalGAP còn rất hạn chế, người tiêu dùng vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về sử dụng rau sạch, chính những yếu tố này mà người trồng rau khó khăn trong tiêu thụ, giá đầu ra không ổn định, nông dân thường xuyên phải chịu cảnh được mùa rớt giá, thị trường tiêu thụ không ổn định, chịu sự điều tiết của quy luật cung cầu.

2. Giải pháp cho thị trường rau

2.1 Về kỹ thuật

* Giống:

         Dùng giống sạch bệnh, kháng bệnh phải biết rõ ngồn gốc xuất xứ của giống, nếu là giống ngoại nhập thì phải quả kiểm dịch thực vật, trước khi gieo hạt cần phải xử lý hóa chất hoặc nhiệt độ để phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu. Đối với cây con trước khi đem trồng cần phải chọn những cây con khỏe mạnh, sạch sâu bệnh và phải được xử lý.

* Phân bón – nước tưới:

- Dùng phân chuồng đã được ủ hoai mục, không bón phân chuồng tươi. Đối với NPK cần phải bón phân cân đối và hợp lý theo chỉ dẫn.

- Nước tưới: dùng nguồn nước sạch như: nước dông, nước giếng, nguồn nước thải đã đã qua xử ký .. để tưới cho rau. Tuyệt đối không được dùng các nguồn nước đã bị ô nhiễm, nước thải khu công nghiệp, bệnh viện … để tưới cho rau.

* Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

Tuân thủ 4 nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật tối đa, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, sức khỏe của người sản xuất tiêu dùng.

- Đúng thuốc: Đối tượng dịch hại nào thì dùng đúng loại thuốc có khả năng diệt loại dịch hại đó. Không thể dùng thuốc trừ bệnh để trừ sâu.

- Đúng liều lượng, nồng độ: Từng loại thuốc BVTV khi đưa vào sử dụng đều có nghiên cứ, thí nghiệm, khảo nghiệm để quy định rõ liều lượng và nông độ trên từng đối tượng dịch hại cụ thể. Có hướng dẫn trên nhãn thuốc. Nếu dùng quá mức thì lãng phí thuốc, gây ô nhiễm môi trường, hại sức khỏe, dịch hại kháng quen thuốc. Nếu dùng quá thấp thị dịch hại không diệt được.

- Đúng lúc: Thời ddiemr phun có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

+ Chỉ phun thuốc trừ dịch hại khi thật cần thiết bởi nếu dịch hại chưa mức độ phải phun hoặc còn có thể sử dụng các biện pháp khác hiệu quả hơn mà lại phun thuốc thì gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

+ Phun định kỳ, phun quá sớm hoặc quá muộn đều không có tác dụng trừ dịch hại dẫn đến lãng phí thuốc.

+ Phun thuốc vào đúng giai đoạn xung yếu của sâu hại, bệnh hại có ý nghĩa quan trọng.

- Đúng cách: Để phát huy hết hiệu quả của thuốc.

* Ghi chép, lưu trừ hồ sơ:

          Người sản xuất phải ghi chép hồ ơ đồng ruộng, ghi lại nhật kỹ sản xuất… lưu lại hồ sơ để phục vụ cho việc truy nguyên nguồn gốc và quá trình thực hiện trên đồng ruộng.

2.2 Liên kết thị trường

Một giải pháp thiết thực nhất cho thị trường rau màu hiện nay là liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nó là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế và rất cần thiết cho việc phát triển nên nông nghiệp bền vững.

- Liên kết trong sản xuất nhằm mục tiêu phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia để các tác nhân tham gia cùng nhau phát triển. Liên kết thường được phân chia thành liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân theo đường đi của sản phẩm, trong khi đó liên kết ngang là liên kết các tác nhân, các đối tượng cùng tham gia vào các hoạt động tương tự nhau.

- Điển hình cho các mô hình liên kết dọc trong mấy năm gần đây là mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín. Trong mô hình này, doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ kho học kỹ thuật và cả vai trò đảm bảo thị trường tiêu thụ. Nông dân nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất của họ. Mô hình sẽ thành công hơn khi doanh nghiệp có vốn lớn, có thị trường tiêu thụ ổn định.

- Mô hình nông dân góp cổ phần với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất. Doanh nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư giống, vốn, KHKT và tổ chức quản lý. Người nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp và trở thành những cổ đông, được chia cổ tức hoặc được tuyển dụng thành người lao động làm công ăn lương, nông dân tham gia vào các công đoạn sản xuất và nhận tiền lương khi lao động. Điểm mạnh của hình thức liên kết này là có tính hợp tác và chia sẻ rủi ro cao giữa nông dân và doanh nghiệp. Góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất nhưng về mặt pháp lỹ, nông dân vẫn là chủ sở hữu tư liệu sản xuất.

- Bên cạnh các mô hình lien kết dọc, thời gian qua cũng xuất hiện các mô hình lien kết mới theo chiều ngang, lien kết giữa những người sản xuất, các đơn vị kinh doanh với nhau. Điển hình là mô hình các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác kiểu mới.

- Ở loại hình tổ chức mới này có hàng trăm HTX kiểu mới được hình thành và phát triển trong thời gian gần đây, đang sản xuất và kinh doanh khá hiệu quả, hỗ trợ tốt cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình xã viên. Các HTX này đảm nhận cung cấp các dịch vụ sản xuất cả ở đầu vào và đầu ra cho hộ xã viên như cung cấp vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật và tiêu thụ sản phẩm. HTX cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp với nông hộ, đại diện cho hộ ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản; Bảo vệ quyền ợi cho xã viên. Nhiều HTX hiện nay doanh thu đạt đến chục tỷ đồng mỗi năm. Và nhờ có HTX mà kinh tế hộ xã viên không ngừng phát triển, đời sống của bà con nông dân ngày càng nâng cao.

- Trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới hiện nay, vai trò và sự đóng góp của các mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp kiểu này là hết sức có ý nghĩa. Cần có mối quan hệ chặt chẽ trong chuổi sản xuất giữa người nông dân, nhà cung cấp giống và vật tư cùng các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, nhằm ổn định “đầu vào, đầu ra”, giảm đến mức thấp nhất rủi ro về giá cả, thị trường, tránh tình trạng “được mùa rớt giá” hay “ mất mùa được giá”.

- Với nông dân, nên chăng tổ chức lại sản xuất theo hướng rổ hợp tác, hợp tác xã, tổ quản lý cộng đồng, để cùng hỗ trợ và giám sát nhau trong việc ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến để sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện môi trường, đáp ứng yêu cầu thị trường với giá thành hợp lý, khả năng cạnh trang cao; nên có hợp đồng tiêu thụ có giá trị pháp lý ngay từ đầu vụ sản xuất (đây là cơ sở tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn vay) để nong ân an tâm sản xuất và có cơ sở tự bảo vệ mình nếu có tranh chấp.

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần minh bạch trong việc cung cấp các thong tin thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng cho người nông dân, cho nhà khoa học và Nhà nước, đê tổ chức sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của thị trường và khách hàng; đặc bietj doanh nghiệp cần quan tâm chia sẻ quyền lợi với nông dân, là phương châm kinh doanh quan trọng góp phần phát triển ngành nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Việc đoàn kết trong kinh tế, trong việc nâng cao uy tín, thương hiệu và sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trên thị trường quốc tế, chính là cách các doanh nghiệp tự bảo vệ quyền lợi của mình và góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

2.3 Về công tác quản lý

- Nhà nước cẩn đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thông qua việc thu thập, phân tích thông tin đưa ra dự báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn giúp nông dân định hướng sản xuất theo hướng đón đầu thị trường, định hướng nhu cầu của người tiêu dùng. Địa phương cần có quy hoạch dùng sản xuất; có chủ trương, chính sách cụ thể cho từng vùng, từng ngành nghề sản xuất, hỗ trợ nông dân tổ chức lại sản xuất theo hướng chuỗi giá trị.

- Nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất kịp thời, góp phần giảm tối đa giá thành sản xuất, tăng tối đa lợi nhuận cho nông dân.

Nếu tất cả các bên liên quan thực hiện việc cân đối và kiểm soát được các khâu từ sản xuất nguyên vật liệu đầu vào, dịch vụ kỹ thuật, con giống đến việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ và thị trường xuất khẩu theo chuỗi giá trị thì vấn đề liên kết trong sản xuất nông nghiệp mới đạt hiệu quả ổn định, giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững trong tương lai./.  

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status