Cây rau đắng
Tên khoa học là Glinus oppositifolius (L.) thuộc họ rau đắng - Molluginaceae.
1. Đặc điểm thực vật học của cây rau đắng đất
- Rau đắng đất đều là rễ cọc gồm rễ chính ăn sâu và hệ thống rễ bên rất phát triển, rễ góp phần rất lớn vào quá trình nâng đỡ của cây.
- Thân: Rau đắng đất là cây thân cỏ, sống lâu năm, mọc bò lan. Thân tiết diện tròn, thân non màu xanh, khi già, thân cứng màu nâu đỏ, mấu phình to. Cây có vị rất đắng.
- Lá: Lá đơn, mọc vòng 3 - 5 lá không đều nhau, lá đơn nhất dài 1,2 - 1,6 cm, rộng 0,4 - 0,6 cm, lá nhỏ nhất dài 0,4 - 0,5 cm, rộng 0,15 - 0,2 cm. Lá hình thon ngược, mũi có răng nhọn, gốc hình chót buồm, mép lá có răng cưa thưa và cạn, mặt trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Cuống lá ngắn 0,2 - 0,3 cm, màu nâu đỏ, không lông, có 1 gân chính, gân phụ không rõ.
- Hoa: Cụm hoa chụm 3 - 7 hoa ở nách lá. Hoa lưỡng tính, mẫu 5, không cánh. Cuống hoa hình sợi, màu xanh, có lông dài 0,9 - 1,2 cm. Lá đài 5, đều, hình thuyền, kích thước 4 x 1mm. Nhị 5, đều, đính xen kẽ lá đài, chỉ nhị dạng sợi, màu trắng. Hạt phấn rời, màu trắng, hình bầu dục hay hình tròn. Lá noãn 3, dính nhau, bầu trên 3 ô. Vòi nhuỵ 3, ngắn, màu vàng nhạt.
- Quả nang, 3ô, hạt nhỏ, nhiều, hình thận, màu nâu đỏ. Mùa hoa quả từ tháng 4 đến tháng 7.
2. Bộ phận sử dụng của cây.
- Rau đắng đất có thể dùng toàn cây. Thông thường dùng bộ phận trên mặt đất, có thể thu hoạch cây quanh năm, tốt nhất lúc cây chưa có hoa, rửa sạch, phơi khô.
- Có thể dùng nguyên liệu tươi hoăc dùng nguyên liệu khô trực tiếp làm thuốc chữa bệnh hoặc là nguyên liệu tham gia làm thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng.
3. Giá trị sử dụng của cây.
- Dùng trong ẩm thực
+ Trong họ rau đắng, rau đắng đất là món ăn ngon nhất. Rau đắng đất dùng để nấu canh hoặc ăn sống. Rau đắng đất khi mới ăn thì đắng, sau đó ăn quen sẽ thấy ngon ngọt không thể nào quên.
+ Rau đắng đất làm rau sống: rau đem về nhặt lấy phần ngọn non, rửa sạch để vào rổ cho ráo nước. Rau đắng đất được dùng làm rau sống, ăn cùng với nhiều rau sống khác. Có thể ăn với cháo cá, với mắm kho, cá, thịt kho…
+ Rau đắng đất dùng để nấu canh: rau đắng đất được nấu canh với cá nước ngọt, cá nước lợ, tôm, cua, thịt … rất bổ dưỡng. Rau đắng đất có thể đem xào thịt, xào tép… .
- Trong y học
+ Rau đắng đất có tác dụng kiện vị, sát trùng, nhuận tràng. Toàn cây rau đắng đất có vị rất đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu hoá, khai vị, lợi tiểu, nhuận gan, hạ nhiệt. Cây giã nát trộn với dầu castor đắp nóng chữa đau tai, dịch chiết từ rau đắng đất trị ngứa và bệnh ngoài da.
+ Khả năng chống oxy - hoá và thu nhặt các gốc tự do: rau đắng đất có tác dụng thu nhặt các gốc tự do và giúp làm giảm phản ứng per - oxyd hóa các lipid, cải thiện được các sự hư hại nơi tế bào gây ra bởi các stress oxy-hóa trong nhiều trường hợp bệnh khác nhau.
+ Rau đắng đất có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường sự hô hấp. Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái làm tăng thời gian đông máu tăng lượng nước đi tiểu.
+ Rau đắng đất có khả năng bảo vệ gan: dịch chiết rau đắng đất bằng methanol có tác dụng bảo vệ và phục hồi được sự hư hại nơi gây ra bời paracetamol khi khử trên chuột