Chồng chéo trong quản lý phân bón

Mặc dù, trong thời gian qua, chính quyền TP HCM đã có nhiều biện pháp kiểm tra, xử phạt hoạt động sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Tuy nhiên, hiện công tác quản lý phân bón ở TP vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo.

Nguyễn Chánh Trung – Phó Tổng Giám đốc Cty CP Phân bón hữu cơ Sài Gòn QC

Nguyễn Chánh Trung – Phó Tổng Giám đốc Cty CP Phân bón hữu cơ Sài Gòn QC

Theo đó, tháng 10/2016, Đoàn kiểm tra liên ngành của TP và Đội Quản lý thị trường (QLTT) huyện Bình Chánh đã kiểm tra hơn 20 cơ sở, trong tổng số 34 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn quận. Kết quả, có 7 cơ sở sản xuất phân bón không có giấy phép và 2 mẫu không đạt các tiêu chuẩn chất lượng đăng ký. Tính trong cả năm 2016, các cơ quan có thẩm quyền của TP đã kiểm tra 47 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Qua đó phát hiện 10 cơ sở không có giấy phép sản xuất, 14 vụ vi phạm về phân bón nhập lậu, giả mạo nhãn hàng hóa và không ghi đầy đủ nội dung…

Chi cục QLTT TP HCM đã buộc DN tái chế hơn 12 tấn phân bón các loại và tịch thu, tiêu hủy gần 15 tấn phân bón.
Theo Chi cục QLTT TP HCM, tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp sản xuất không phép và các vi phạm khác. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón nên việc quản lý, kiểm tra mặt hàng này đang gặp nhiều khó khăn. Một số sản phẩm phân bón chưa có trong danh mục quy định nên không có cơ sở xác nhận công bố hợp quy.

Tới thời điểm này, bất cập lớn nhất là phân bón phục vụ cho ngành nông nghiệp, nhưng Sở NN&PTNT TP HCM không được phép thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu, xử phạt các cửa hàng, đại lý, cơ sở, DN sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ, nên mặt hàng này trước nay gần như bỏ trống. Phân bón vô cơ thì do Bộ Công thương quản lý, nhưng Sở Công thương không có cán bộ chuyên trách công tác này. Trong khi đó, phân bón vô cơ đang chiếm 90% tổng sản lượng phân bón của thị trường.

Còn ngành nông nghiệp thì quản lý phân bón hữu cơ chỉ chiếm khoảng 10% thị trường. Đáng nói là hiện nay, hiếm có DN nào chỉ sản xuất phân bón hữu cơ hay chỉ sản xuất phân bón vô cơ mà sản xuất cả 2 loại. Do vậy, công tác quản lý rất khó cho cả cơ quan chức năng và người sản xuất. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chưa triển khai phối hợp giữa 2 Bộ trong việc cấp giấy phép sản xuất, thanh, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất cả 2 loại phân bón này.

Chính vì có sự chồng chéo trong quản lý cho nên theo tôi, đề nghị khẩn trương rà soát sửa đổi Nghị định 202 của Chính phủ về quản lý phân bón theo hướng giao cho một bộ quản lý và chịu trách nhiệm.

Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp
Bài liên quan
  • Phó Thủ tướng kết luận việc quản lý phân bón giữa 2 Bộ Phó Thủ tướng kết luận việc quản lý phân bón giữa 2 Bộ
    Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp giải quyết vướng mắc trong quản lý nhà nước về phân bón.
  • Nên giao một bộ quản lý phân bón Nên giao một bộ quản lý phân bón
    Hiện mặt hàng phân bón do Bộ Công Thương quản lý nhóm vô cơ (chiếm 90%), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhóm hữu cơ và phân bón khác, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về quy chuẩn, tiêu chuẩn cùng các phòng thử nghiệm khiến chồng c
DMCA.com Protection Status