Kỹ thuật chiết cành cây ăn quả nhanh ra rễ, đạt tỉ lệ thành công cao
1. Chọn thời vụ chiết cành:
- Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9.
- Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn.
2. Chọn cành và khoanh vỏ:
- Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác.
- Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn. Khoanh vỏ ở vị trí cách cành chẽ (vị chí cành bên, cành chạc 2-3) khoảng 10 cm, vết khoanh dài 4-5 cm được cạo sạch lớp vỏ lụa (lớp tượng tầng sinh vỏ), để khô trong 3-5 ngày bó sẽ ít bị thối cành, liền vỏ.
Chiết cành cây ăn quả đảm bảo tỉ lệ thành công cao
3. Chọn vật liệu bó bầu:
- Dùng đất phù sa, bùn ao (thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình) phơi khô đập nhỏ 50-70% + 50-30% rơm, rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7 cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80% (nắm thành từng nắm không chảy nước qua kẽ ngón tay, còn nguyên dạng khi để trên mặt đất). Loại vật liệu này xốp, nhanh ra rễ, độ liên kết bầu tốt ít bị vỡ khi vận chuyển cành chiết đi xa. Dùng giấy bóng màu đen, tạo màu tối thích hợp với điều kiện sinh lý của bộ rễ sẽ kích thích cành chiết nhanh phát rễ hơn là giấy nilon màu trắng.
4. Sử dụng hóa chất để thúc đẩy quá trình ra rễ
- Bôi thêm một số chất kích thích ra rễ sau: Atonic 0,1%; Orgamin 1%; Na 2,4D; Alpha – NAA, IBA-K … để khô thuốc trong 10-15 phút sau đó mới bó bầu, cành chiết sẽ nhanh ra rễ hơn, tỷ lệ ra rễ tăng 30-40%.
Tìm hiểu thêm về: Auxin Alpha NAA Ấn Độ |
- Đặc biệt là đối với những cây khó chiết như: Hồng xiêm, trứng gà, mít… cần chọn cành có đường kính to 1,5-2 cm và sử dụng chất kích thích ra rễ để đảm bảo tỉ lệ thành công của cảnh chiết.
-
Chiết vải, nhãn và tiêu chuẩn cây vải nhãn chiết để trồng
Chiết cành là gì? ưu nhược điểm của phương pháp chiết cành, trình tự các bước tiến hành chiết cành, hướng dẫn chọn cây vải nhãn để chiết, cành chiết theo tiêu chuẩn VietGAP, kỹ thuật chiết cành vải, nhãn...
-
Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành
Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành (giới thiệu về phương pháp, các bước thực hiện chiết cành, chất kích thích ra rễ dùng kết hợp khi ghép cành,...)
-
Kỹ thuật nhân giống xạ đen bằng phương pháp chiết cành
Nắm vững các kỹ thuật cơ bản để thực hiện nhân giống bằng phương pháp chiết cành đạt được hiệu quả cao nhất, thông thường cây được trồng vào vụ xuân...
-
Kỹ thuật nhân giống sầu riêng, măng cụt bằng phương pháp chiết cành
Nhân giống bằng phương chiết cành cần phải lựa chọn cây mẹ, cành chiết và chiết cành, chăm sóc cành sau khi chiết, xử lý cành chiết sau ra rễ và chăm sóc cành chiết trong vườn ươm.
-
Cách hạn chế cháy và đen bông sầu riêng khi gặp mưa và lạnh
-
Silic - Yếu tố quan trọng giúp cây trồng sử dụng đạm hiệu quả và tăng cường sức chống chịu
-
Lúa bị xoắn đọt – nguyên nhân do đâu? Do độc chất hay rầy phấn trắng?
-
Sự khác nhau giữa vi lượng Chelate và vi lượng vô cơ
-
Bí quyết giúp cây chuối sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao
-
Atonik có gây ngộ độc cho cây trồng không? Hướng dẫn sử dụng đúng cách