Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành
Chiết cành là hình thức tạo rễ trên một đoạn của cành khi còn gắn với cây, sau đó cắt rời cành có rễ để được một cây nguyên vẹn. Trong quá trình chiết cành nên sử dụng chất thêm chất kích thích ra rễ thuộc nhóm chất kích thích sinh trưởng auxin (NAA, IBA, IAA,..) những chất này có bản chất hóa học khác nhau những lại có hoạt tính sinh lý tương tự nhau,....giúp kích thích ra rễ cực mạnh, rễ khỏe làm tiền đề vững chắc có sự sinh trưởng và phát triển sau này. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin cũng như cách sử dụng các chất kích thích này xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.
Chiết cành là phương pháp tạo một cây bonsai mới từ những cây thân gỗ hoặc cây mọc thành từng bụi, thường thì đó là những cây đang ở trong điều kiện không thích hợp, hoặc không thể trồng làm bonsai được. Tận dụng cành tốt nhất từ một cá thể không được tốt lắm để tạo nên một cây mới hoàn hảo hơn. Kỹ thuật này đã được truyền bá rộng rãi khắp nơi, và mặc dù không phổ biến lắm ở phương Tây, nhưng nó đã được người Trung Quốc và người Nhật Bản áp dụng trong nhiều thế kỷ qua.
Có thể tiến hành thao tác trên những cành có dáng đẹp của một cây đã phát triển đầy đủ. Có những cây bonsai tuy nhìn tổng thể không được đẹp lắm, nhưng lại có những phầm bám rễ khá chắc chắn và khác biệt hẳn so với phần còn lại của cây. Bộ rễ của cây có thể không được tốt, nhưng nếu được bón phân có chất lượng thì có thể tạo nên một bộ rễ mới, với hình dạng phát triển phù hợp, vì những cành mọc trên cao sẽ sinh ra rễ mọc vòng quanh thân của nó.
Nguyên tắc của kỹ thuật này là xâm phạm vào phần gỗ của cây mẹ, để dòng dinh dưỡng từ rễ cây đi nuôi lá không bị ngắt quãng, nhưng dòng dinh dưỡng ngược lại từ lá của cành chiết đến rễ cây thì bị chặn lại.
Vết thương ở vỏ cây sẽ dần dần liền lại, hình thành nên vết chai mà sau này sẽ tự sinh ra một bụi rễ phát triển trong môi trường phân bón xung quanh. Cành chiết sẽ vẫn được cây mẹ nuôi, tuy nhiên, chất dinh dưỡng mà lá sản sinh ra thì được dùng để nuôi những sợi rễ mới mọc trên chính cành đó. Khi cành chiết đã phát triển đủ rễ, chúng ta có thể tách nó ra khỏi thân cây mẹ và để nó tự nuôi.
Nên thực hiện chiết cành vào mùa xuân, khi lớp lá đầu tiên của cây mẹ đã trở nên cứng cáp, và lúc đó cây mẹ đang dồn hết sức vào để nuôi rễ. Việc chọn lựa đúng thời điểm chiết cho ghép cành chiêt của nhiều loài cây khác nhau có đủ thời gian để hình thành bộ rễ, trước khi mùa đông đến.
Tạo cành chiết từ mặt đất
- Đây là phương pháp chiết cành bắt chước theo quá trình sinh trưởng tự nhiên của một số loài cây. Những cành ở dưới thấp của các cây này chạm xuống đất khi nó phát triển ngày càng dài ra và bị sức nặng của tán lá kéo oằn xuống. Từ điểm tiếp đất này, cành sẽ ngẫu nhiên phát triển một bộ rễ mà sau này đủ sức để tự nuôi cành đó.
- Những loài cây thích hợp cho phương pháp chiết cành này là loài cây Azaleas, Berberis, Buxus, Cheanomeles, Chamaecyparis, Cotoneasters, Euonymus, Forsythia, Hedera và Wisteria. Luôn luôn nên kiểm tra gốc của những loài cây này ngay từ khi chúng còn mọc ở trong vườn, hay mọc ở ngoài đồng để xem cành chiết đã đủ khả năng để được tách ra khỏi cây hay chưa.
- Để tạo cành chiết mọc từ đất, bạn nên chọn những cành còn non, mọc theo hướng cắm xuống đất, tạo một rãnh nhỏ theo hướng lên ngay trên lớp vỏ nơi bạn muốn rễ phát triển. Rắc lên rãnh một ít hormone, kích thích rễ thuộc nhóm chất kích thích auxin (NAA, IAA, IBA) sau đó bao bọc vết thương lại bằng những cọng rêu nước dài. Trồng nông (cạn) đoạn cành đang cho sinh rễ xuống đất và giữ cho cành đứng bằng dây kẽm uốn cong hình chữ U.
Lưu ý:
- Nên thực hiện những thao tác này vào mùa xuân, và phải đảm bảo cho cành chiết được ẩm ướt xuốt ba tháng liền sau đó.
- Nếu sau ba tháng mà cành chiết không thể sinh rễ, hãy phục hồi sức cho nó và chờ cho đến cuối mùa hè.
- Nếu đến thời điểm đó mà cành vẫn không mọc được rễ, bạn hãy kiên nhẫn giữ nó lại, chờ cho đến mùa xuân năm sau. Khi rễ đã phát triển, bạn có thể cắt cành chiết và trồng nó xuống đất.
- Đừng quá nôn nóng trong việc tách cành ra khỏi thân cây mẹ mà hãy để nó được nguyên vẹn cho đến khi có bộ rễ hoàn chỉnh, đủ khỏe để nuôi được cành chiết. Tách quá sớm cây sẽ bị chết dần đi.
- Nếu đến tháng chín mà cành vẫn chưa mọc đủ rễ, bạn nên tháo chỗ bọc rêu lại và chờ cho đến mùa xuân năm sau, vì ngay cả bản thân những cành chiết còn non cũng khó có thể tồn tại qua cái lạnh của mùa đông, dù cho cây mẹ có thể là một cội cây rất cứng cáp.
Tạo cành chiết từ những cành trên cao
- Nếu việc giâm một cành có dáng đẹp không sống được, ta có thể dựng phương pháp chiết từ những cành trên cao. Trước hết, gọt bỏ lớp vỏ dưới điểm ta đã chọn. Vùng thân cây gọt vỏ ta phải đo bằng đúng gấp ba lần đường kính của thân cây. Nếu là cây thuộc họ thông, nhựa sẽ rỉ ra sau khi bị gọt vỏ. Phần vỏ phía trên và phía dưới chỗ vỏ bị gọt cần được quấn chặt bằng dây kẽm. Đây là sự can thiệp cần thiết để ngăn chặn những đường ống dãn trong sợi vỏ khi chất dinh dưỡng tạo ra từ lá cây đi xuống, tuôn ra chỗ bị đứt, chúng sẽ tích tụ tại đó, giúp hàn nhanh những chỗ bị thương và thúc cho một rễ mới mọc.
- Tiếp đến phủ kín vết cắt bằng bùn, cho thêm chất kích thích ra rễ thuộc nhóm auxin bạn có thể tham khảo 1 số chất sau: NAA, IBA, NAA,....vào bùn, phủ ngoài bùn bằng rêu rồi quấn tất cả bằng một tấm phim nhựa. Phải giữ như thế trong vài ngày và ướt nước đều. Một hoặc hai tháng sau, rễ mới mọc, cành có thể cắt được và đem trồng. Sau khi thấy có rễ mới xuất hiện, phải giữ cây trong bóng mát, giữ cành, lá và đất luôn ẩm trong hai tuần. Phương pháp chiết cành trên không có thể áp dụng vào các mùa xuân và hạ, cũng có thể vào đầu mùa thu.
- Tạo cành chiết từ những cành trên cao cũng giống như phương pháp tạo cành chiết dưới đất, chúng chỉ khác nhau ở chỗ các cành cây này mọc tách biệt hẳn khỏi mặt đất, do đó phải bọc chỗ vết thương ở vỏ cây nơi tạo rễ bằng một cái túi nilon (hay vật liệu tương tự) có chứa phân bón bên trong. Cành cây có đường kính khoảng 5cm là đủ sức để áp dụng kỹ thuật này, và có khả năng sẽ trở thành một cây mới rất có tiềm năng phát triển thành bonsai.
- Có thể chọn tỉa cành của những cây đã phát triển đầy đủ và đang trong thời kỳ sung sức sau khi phát triển tốt liên tục trong nhiều năm trời để hình thành nên phần thân có cấu trúc nhọn dần cho cây bonsai, những cành cây đó sau này sẽ được chiết tách khỏi thân cây mẹ.
- Đối với những loài cây sớm rụng lá thì ta nên tiến hành chiết cành vào tháng tư hay tháng năm, khi đó các chồi non đã cứng cáp và cây cũng chuyển sang màu sắc mùa hè của nó. Còn đối với những loại cây thường xanh, thì có thể thực hiện vào thời điểm trễ hơn một chút, khoảng từ cuối tháng tư đến tháng bảy.
Có hai cách để xâm phạm vào cây và tạo chỗ cho rễ phát triển.
Cách phổ biến nhất:
Bóc vỏ thân cây tròn theo hình chiếc nhẫn. Dùng dao rạch hai đường song song quanh nhánh cây với khoảng cách giữa hai đường bằng hai lần đường kính của nhánh đó. Sau đó lấy phần vỏ cây hình chiếc nhẫn nằm giữa hai đường rạch ra.
- Nên tạo chiếc nhẫn vỏ cây này ngay bên dưới đoạn cành mà bạn cần phát triển rễ. nếu được, bạn hãy cố gắng tạo nó ngay bên dưới một mấu nách lá già vì chỗ đó sau này có thể tự nhiên mọc ra nhiều chồi non.
- Đừng bỏ quên dải vỏ cây trên thân cây, vì như vậy bạn sẽ tạo điều kiện cho cây tự liền lại, và sẽ chẳng có sợi rễ mới nào mọc ra đâu. Cũng với lý do tương tự, bạn phải bảo đảm “vòng nhẫn vỏ cây” phải đủ lớn để thân cây không lấp được khoảng trống đó khi nó phục hồi.
- Phải lấy đi hoàn toàn lớp vỏ thượng tầng, có nghĩa là lấy đi toàn bộ lớp xanh xanh bên dưới vỏ cây, và cả lớp trắng nhạt, chỉ chừa lại lớp lõi gỗ trắng sáng nằm bên dưới lớp vỏ thượng tầng.
- Một trong những lý do chính khiến việc chiết cành bị thất bại là lớp vỏ thượng tầng đã không được lấy ra hết. Ở nhiều loài, cây sẽ cố gắng lấp đầy lại phần vỏ đã bị lấy đi, vì như vậy dễ hơn nhiều so với việc tạo ra một hệ thống rễ mới.
Cách thứ hai:
- Để xâm phạm vào cây là tạo chỗ cho rễ phát triển là buộc ga-rô. Cách này thích hợp cho những loài cây không thể chịu được việc cắt bỏ hoàn toàn phần vỏ cây vòng quanh hình nhẫn.
- Thay vào đó, người ta buộc một sợi kẽm thật chặt xung quanh nhánh cây, ngay bên dưới chỗ dự định cho mọc rễ. Khi nhánh cây phát triển to ra, sợi dây sẽ “cắn” vào vỏ cây và lớp gỗ thượng tầng sẽ dần dần bị ngăn nguồn chất dinh dưỡng từ lá cây đi đến rễ.
- Phương pháp buộc ga-rô này tiến triển khá chậm, và những cây khỏe mạnh sung sức có thể phục hồi lại chỗ buộc ga-rô trong quá trình phát triển, như vậy thì không thể sinh rễ được.
Lưu ý:
- Cả hai cách trên đều yêu cầu phải rắc thêm hormone kích thích sinh trưởng rễ và bọc rêu nước xung quanh khu vực cần phát triển rễ. Sau đó rêu nước sẽ được buộc cố định bằng túi nilon sạch hay túi nhựa sạch. Buộc chắc túi nilon và đục một lỗ nhỏ trên đỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới nước.
- Phải đảm bảo rêu nước luôn được giữ ẩm trong suốt quá trình chờ cành chiết sinh rễ. Trong khoảng thời gian dao động từ ba tuần cho đến ba tháng, tùy từng loài cây, những cọng rễ trắng non sẽ dần xuất hiện bên trong túi nhựa. Vẫn giữ nguyên túi nhựa cho đến khi rễ phát triển đầy trong túi, và nhớ luôn giữ cho rêu ẩm ướt trong suốt quá trình ủ. Khi rễ chuyển sang màu nâu là có thể tách cành chiết ra khỏi cây mẹ.
- Bây giờ, bạn có thể tháo túi nhựa ra, nhưng vẫn giữ lại đám rêu vì rễ rất dễ bị tổn thương vào thời điểm này. Sau đó cắt cành chiết ra khỏi cây mẹ kèm với búi rễ (càng nhiều rễ càng tốt) rồi trồng xuống một cái chậu có sẵn phân trộn hay rêu nước. Dùng dây bện, dây kẽm hay dây sợi cọ để giữ cho cành chiết gắn chặt vào chậu, không bị gió làm lung lay dẫn đến tổn thương hệ thống rễ non mới hình thành. Đặt chậu cây chiết mới trồng trong bóng mát và che phủ cho cây cho đến khi cây phát triển chắc chắn.
Nhìn chung kỹ thuật chiết cành gồm các bước sau:
Cắt khoanh vỏ:
Khoanh 2 vòng vỏ quanh cành chiết (khoảng cách giữa 2 vòng bằng 1,5-2 lần đường kính cành chiết). Bóc vỏ và cạo sạch các lớp tế bào dính trên lõi gỗ.
Bó bầu + hoocmon kích thích sinh trưởng:
Sau khi khoanh vỏ, để khô nhựa cây (từ vài giờ đến vài ngày) rồi bó bầu. Trước khi bó bầu có thể xử lí chất kích thích ra rễ (nhóm Auxin) bạn có thể tham khảo IAA, NAA, IBA. Nguyên liệu bó bầu thường dùng là rễ bèo Nhật Bản đã phơi khô + phân chuồng + đất phù sa. Sau khi phủ kín vết cắt, dùng giấy polyetilen bọc ngoài, buộc kín hai đầu, tưới nước để giữ độ ẩm cao trong suốt quá trình ra rễ ở cành chiết.
Cắt cành chiết:
Khi thấy xuất hiện nhiều rễ ở bầu, rễ bắt đầu chuyển sang màu vàng nâu, thì cắt rời cành khỏi cây mẹ (chỗ cắt cách bầu khoảng 2cm về phía dưới). Sau đó đem trồng ở vườn ươm và tiếp tục chăm sóc cây con.
Những điều cần lưu ý trong kỹ thuật chiết cành:
- Để công việc chiết cành có hiệu quả cao, cần chú ý đến các nhân tố môi trường và yếu tố nội tại thích hợp cho việc ra rễ. Đó là ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất nền, chất bó bầu, bản chất và chất lượng của giống và cuối cùng là việc sử dụng hợp lí các chất kích thích việc mọc rễ.
- Người ta thường lo lắng rằng liệu cành chiết có tồn tại được qua mùa đông không. Nhưng thực ra tiết trời đông không làm hại cành chiết được. Bản thân nó chỉ là một vết thương sẽ mau thành sẹo. Nếu đến cả vết thương trên cây mẹ khi tách cành chiết ra mà bạn còn thấy không đáng ngại, thì mùa đông đối với cành chiết cũng chẳng phải là vấn đề gì to tát.
- Tất cả những sợi rễ mới mọc từ cành chiết cũng đều dễ bị cái lạnh tác động giống như phần rễ của những cây bonsai nhỏ mới được trồng vào trong chậu. Tuy vậy, rễ của cành chiết đã dược tách biệt với bên ngoài bằng một túi nhựa có chứa rêu ẩm bên trong (nếu muốn bạn có thể bọc thêm vào đó một hay hai lớp lông cừu hoặc bông, quấn quanh bằng bong bóng). Nếu rễ mới bị tổn th ương trong mùa đông, thì nó sẽ dược thay thế vào mùa xuân khi cây mẹ bắt đầu phát triển trở lại.
Thực hành chiết cành với cành cây phong Nhật Bản:
- Bóc một vòng vỏ cây ngay bên dưới một chồi lá đã già. Sau khi phần vỏ đã được lấy đi, toàn bộ lớp vỏ thượng tầng bên trong cũng được cẩn thận tước bỏ, vì nếu chừa lại dù chỉ là một phần nhỏ cũng sẽ tạo điều kiện cho cây phục hồi lại phần vỏ vừa bị tước đi.
- Chỗ chiết cành sẽ được lấy bông tẩm (nếu nồng độ cao) hoặc trộn vào đất (với nồng độ thấp) kích thích tăng trưởng rễ bạn có thể sử dụng 1 trong số chất sau: IAA, IBA, NAA các chất này đều thuộc nhóm chất kích thích ra rễ auxin, bọc xung quanh bằng rêu nước, được giữ chặt bằng một bao nilon sạch buộc bên ngoài.
- Sau sáu tuần lễ, những sợi rễ mới đã bắt đầu xuất hiện bên trong túi nilon. Lúc này bạn phải chú ý canh chừng, luôn giữ cho rêu nước được ẩm ướt.
- Chờ thêm vài tuần nữa để cho bộ rễ mới được cứng cáp và đến lúc đó cành chiết có thể được tách khỏi cây mẹ.
- Sau đó, trồng cành chiết vào trong một chiếc chậu mới và tỉa đi thật gọn để giảm áp lực cho bộ rễ mới.
- Cây sẽ ngưng toàn bộ việc cung cấp chất dinh dưỡng cho phần ngọn mà tập trung phần lớn sức lực vào nuôi phần rễ mới phát triển.
- Bộ rễ mới có thể khá yếu ớt trong năm đầu tiên và cho đến suốt mùa đông năm sau, cần phải tăng cường chăm sóc thêm cho cây trong giai đoạn này. Đối với một vài loài ta có thể chiết từ những cành cây lớn.
-
Tạo giống cây bonsai bằng phương pháp giâm cành
Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp giâm cành (kỹ thuật chọn cành giâm, lưu ý khi giâm cành, các bước tiến hành để giâm cành, sử dụng chất kích sinh trưởng kích thích ra rễ cành giâm,....)
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô