Tạo giống cây bonsai bằng phương pháp giâm cành
Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính, được sử dụng khá rộng rãi. Đây là biện pháp sử dụng các đoạn cành bánh tẻ (hom giống) và tác động bằng kỹ thuật nông học là chính, để các yếu tố sinh học bên trong hom giống được đổi thay, có khả năng sinh ra rễ và thân mới, tức là một cây mới hoàn chỉnh có thể tự sinh trưởng, phát triển cho sản phẩm. Phần lớn cây được truyền giống bằng cách giâm cành, tuy cũng có một số cây như du, đậu tía, dâu rừng, mộc qua có hoa thì có thể truyền giống bằng cách giâm rễ.
Giâm cành, cành cứng hay mềm, thì tùy theo thời gian mà cắt cành.
- Cành cứng là cành đã trở thành gỗ trong thời gian rụng lá. Chồi non, nói chung sẽ dài từ 5cm-15cm. Phần trên của chồi cần giữ lại vài lá búp và phần dưới, chỗ mặt bị cắt thì cần cắt gần chỗ có mấu (đốt) để rễ mới dễ trổ.
- Giâm cành mềm thì điều tối cần là phải cắt cành non mà cành đó có một thân cứng cáp, trở thành gỗ và cắt vào mùa mưa, thường là tháng tư và tháng năm. Phần trên cùng của cành non nên giữ lại hai lá, còn đầu dưới nơi cắt thì nên giữ lại lớp vỏ nơi giao nhau của các cành cũ để rễ mới mau tăng trưởng. cành mềm giâm xong thì cần được che nắng và phun bụi nước đều khắp mặt lá.
Đất cắm cành giâm luôn giữ ướt xốp và nhặt hết côn trùng. Cành giâm phải được cắm vào đất hơn nửa chiều dài của nó và tưới đẫm nước ngay sau khi cắm.
Lưu ý: trừ thông ra, còn lại hầu như loại cây nào cũng có thể được tạo bằng cách giâm cành. Cách thức giâm được tiến hành như đối với cây bình thường.
- Thời điểm thích hợp nhất cho việc giâm cành là đầu mùa xuân, khi các lộc non bắt đầu bung ra; và đầu mùa thu (vào khoảng tháng 9 ở những vùng khí hậu ấm áp), khi cây cối bước vào giai đoạn phát triển cuối cùng trước khi ngủ đông. Mùa mưa vào tháng 6 ở Nhật Bản cũng là thời điểm thích hợp.
- Nên chọn những cành giâm dài từ 5 - 10cm có từ ba đến năm mấu. Cành giâm được lấy từ cành mẹ bằng cách cắt ngang thân bằng kéo sắc ngay phía dưới mấu. Đối với các loại cây lá rộng cần tiến hành giâm cành sau mùa đâm chồi, phải cắt đi ít nhất là 1/3 số lá. Phải vặt bỏ tất cả lá và lộc non cách đầu dưới cùng của cành 2cm. nếu cành non dày hơn một chiếc bút chì thông thường, có thể cắt bằng hai nhát vào hai bên thân, một nhát nông, một nhát sâu. Khi cành có thân dày cần cắt vát từ hai bên, hoặc tạo một khía hình chữ V rồi chèn vào đó một hòn sỏi hoặc mẩu gỗ sau đó trét đất sét hoặc đất mùn vào trong.
- Đối với những loại cây lá xanh quanh năm, phải ngâm cành trong nước vài tiếng trước khi ngâm, lá (nếu có) phải ở trên mặt nước. Không nên tỉa bỏ hoàn toàn lá, giữ lại vài lá sẽ giúp cây tăng trưởng.
Sau khi chuẩn bị xong, cắm cành giâm xuống đất sâu khoảng 2-3cm trong chậu, hộp. Chú ý chọn loại đất thô, thoáng khí có pha cát và được tưới nước cả trên lẫn dưới. Luôn giữ ẩm cho đất và phun nước cho lá cây, đặc biệt là vào buổi chiều tối. Tùy từng loại cây, nếu sau khoảng 6 tháng rễ của cành giâm đâm ra từ các mấu thì có thể chuyển cây sang chậu để bắt đầu uốn tạo dáng hoặc đối với cây gieo từ hạt giống, mang ra trồng nơi đất trống. Phải để chậu ngoài trời nhưng trong 3 tháng đầu cần bảo vệ cây non chu đáo, tránh nắng và gió trực tiếp. Nếu cành giâm đã bắt rễ thành công, lộc non và lá sẽ xuất hiện, sau đó chỉ cần chăm sóc bình thường hàng ngày là đủ.
Có một số cây không sống được bằng cách giâm cành nhưng lại sống được bằng giâm rễ. Nói chung, một trễ giâm thường dài 10cm và ba phần tư của nó phải cắm xuống đất. Một rễ dài, mảnh có thể để cho nó bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Sau khi trồng, chồi non thường mọc ngay vết cắt đầu trên của rễ giâm. Nếu muốn chồi mọc ra hướng khác, ta cạo lớp vỏ phía ta muốn chồi mọc, chồi non sẽ nhú ra chỗ vết cạo đó.
Trồng cành giâm của một cành cây già là một phương pháp mới mẻ đối với bonsai. Để rút ngắn thời gian tạo hình một bonsai, những cành già được dùng như chồi non cho việc truyền giống. Những cành già, xoắn, có dáng đẹp khác nhau được chọn để thực hiện. Ngay khi thấy cành có khả năng sống sót, người ta tỉa sơ qua, và thế là nó có thể được đem trồng. Nếu một cành hoàng dương một năm tuổi sống được sau khi trồng, mười năm sau nó mới cao thêm được khoảng 1.5cm. Nếu kiếm được một cành hoàng dương như thế, ta có thể tạo dáng cho nó vào năm sau khi các rễ của nó mọc đầy đủ. Ngoài hoàng dương, cành giâm từ cây nhựa ruồi Trung Quốc, Hedge sageretia, du, đậu tía, hoa trà Fujian, hoa nhài có mũ và hoa nhài sao Trung Quốc có thể thực hiện phương pháp ghép cành.
Kỹ thuật giâm cành gồm các bước sau:
- Bước 1: Cắt vát, tránh dập nát từng đoạn 10-15cm các cành bánh tẻ (không non quá, không già quá).
- Bước 2: Giâm cành, cành đã cắt có thể cắm trực tiếp nhưng chúng tôi khuyến cáo trong quá trình giâm cành bạn nên xử lý cành giâm bằng chất kích thích ra rễ (nhóm Auxin) như NAA, IBA, IAA,.... các chất này có bản chất hóa học khác nhau nhưng đều có hoạt tính sinh lý tương tự nhau, nếu sử dụng với liệu lượng tích hợp sẽ giúp cho tăng khả năng ra rễ cho cành giâm, giúp cành giâm ra rễ cực mạnh, làm tiền đề tốt cho sự sinh trưởng phát triển sau này được thuận lợi, nếu bạn đọc cần tư vấn liều lương sử dụng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp, sau khi sử lý cành giâm bằng chất kích thích ra rễ sau đó chúng ta tiến hành cắm vào nền giâm.
- Bước 3: Chuyển cây vào vườn ươm: Khi rễ cây mọc nhiều và đủ dài ở các cành giâm, chuyển cây vào vườn ươm và chăm sóc chu đáo.
- Bước 4: Đưa cây vào trồng đại trà: Khi cây đã đủ rễ và lá, đưa cây vào trồng đại trà.
Sau khi cành giâm như thế được trồng, một rễ mới sẽ nhú ra trong vòng một đến hai tháng.
-
Các dáng thế cơ bản của cây cảnh nghệ thuật, bonsai
Phân loại cây dáng thế, cách nhận biết các dáng cơ bản của cây cảnh (Trực, xiêu, hoành, huyền), tìm hiểu cách đặt tên cho các thế cây cảnh nghệ thuật, bonsai...
-
Kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật, bonsai
Đặc điểm cần lưu ý khi cắt tỉa cây cảnh, quy trình kỹ thuật cắt tỉa tạo hình cây cảnh đúng thời vụ và các yêu cầu khác, cắt tỉa tạo hình dáng một số cây cảnh theo nguyên tắc tạo hình...
-
Những quy tắc trong nghệ thuật bonsai
Những nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật trồng cây bonsai (nguyên tắc về thân cây, nguyên tắc về nhánh cây, nguyên tắc về chậu, nguyên tắc chăm sóc cây bonsai,...)
-
Hướng dẫn phối trộn phân bón lá siêu ra rễ, ra hoa Vitamin B1 cho cây cảnh và phong lan
Tự sản xuất phân bón lá, công thức phối trộn phân bón lá, pha chế phân bón lá có chứa vitamin B1 như thế nào? Phân bón lá vi lượng, vitamin B1 kích rễ và hoa cho cây cảnh...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô