Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 1)
1. Hỏi: Cây thanh long có nguồn gốc ở đâu?
Đáp: Cây thanh long có nguồn gốc ở Châu Mỹ, đưa vào Trung Bộ, tỉnh Bình Thuận vào thế kỷ 18, vào Long An từ đầu thế kỷ 20, do cụ Phan Quang Huy nhân dịp hẹn cụ Phan Bội Châu và cụ Kỳ ngoại hầu Cường Để ở Bình Thuận để cùng vào xã Dương Xuân Hội tỉnh Long An, làm giấy tờ giả mạo sang Nhật Bản, khởi xướng phong trào Đông Du.
Từ xã Dương Xuân Hội, cây thanh long được nhân rộng ra, trồng ở xã An Lạc Long, Thạnh Phú Long, rồi khắp tỉnh Long An.
Tên khoa học của cây thanh long là Hylocereus undatus, hau. Họ Cactaceae tức họ xương rồng.
2. Hỏi: Cây thanh long có dễ trồng không?
Đáp: Rất dễ trồng vì trồng ở đất nào cây này cũng sống, có điều nó có ra nhiều hoa, đậu nhiều quả hay không.
3. Hỏi: Muốn cây thanh long ra nhiều hoai đậu nhiều quả thì phải làm sao?
Đáp: Phải trồng thanh long theo phương pháp mới.
4. Hỏi: Phương pháp mới là thế nào?
Đáp: Biết dọn đất để dọn hom và biết tỉa cành sao cho thích hợp.
5. Hỏi: Dọn đất như thế nào cho thích hợp?
Đáp: Muốn dọn đất cho thích hợp cần biết rễ cảu cây thanh long phát triển ở tầng đất nào.
6. Hỏi: Vậy rễ cây thanh long chủ yếu phát triển ở tầng đất nào?
Đáp: Rễ cây thanh long gồm địa sinh và khí sinh.
Rễ địa sinh là rễ mọc ở dưới đất ở độ sâu từ 0 tức mặt đất đến 30cm. Rễ này hút chất dinh dưỡng để nuôi cây, cho hoa và làm cho quả có mùi vị đặc trưng.
Vì vậy việc trồng thanh long theo phương pháp mới thì đặc biệt chú trọng đến lớp đất ở ngay trên mặt đất này, nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì cây thanh long sẽ tốt, sẽ cho nhiều hoa.
Rễ khí sinh là rễ mọc bên trên thân cây thanh long, là các vòi để bám vào trụ. Nhưng phần rễ ở gần mặt đất lại ăn xuống lớp đất màu mỡ để nuôi cây.
7. Hỏi: Rễ địa sinh của hom sẽ mọc từ phần nào của hom?
Đáp: Rễ địa sinh sẽ mọc từ phần lõi của hom. Vì vậy khi đặt hom cần chú trọng đến việc tủ đất vào quanh gốc hom. Rễ từ lõi sẽ mọc ra.
Cần lưu ý: Rễ địa sinh sẽ mọc ra từ lõi hom sau khi đặt từ 10 - 20 ngày.
Vì vậy khi đặt hom xong, nếu trước 07 ngày thì có thể di chuyển các hom này, vì chưa ra rễ. Nhưng từ 07 ngày thì tuyệt đối không vì sẽ làm đứt rễ non, hom sẽ mất sức.
8. Hỏi: Cây thanh long thích hợp với loại đất nào?
Đáp: Loại đất nhiễm phèn nhẹ khi ở trong vùng Long Trì, tỉnh Long An, loại đất xám bạc màu như ở Bình Thuận, loại đất đỏ ở Long Khánh.
Loại đất nào, dù xấu, cây thanh long vẫn sống, nhưng nếu đất không cung cấp dư thừa chất dinh dưỡng (nên nhớ là dư thừa) thì cây sẽ cho nhiều hoa, đậu sẽ rất nhiều quả, và chất lượng của quả mới đạt yêu cầu cao.
9. Hỏi: Hãy hướng dẫn cách dọn đất theo phương pháp mới
Đáp: Theo phương pháp mới thì dọn đất để trồng các nọc cây chiết, xung quanh nọc chiết nên đào một cái hố sâu 30cm, rộng 200cm (2 mét), rồi cho phân chuồng trộn với phân rác và đất xốp.
Cần nhớ là phân chuồng phải ủ cho hoai, các loại phân rác cũng đều ủ hoai, trộn với đất xốp rồi mới cho vào hố quanh trụ chết, tức là nọc bằng cột sạn, cốt sắt.
10. Hỏi: Cần đổ nọc xi măng thế nào?
Đáp: Nọc nên đổ có chiều cao 2 mét 50. Phần sẽ chôn xuống đất là 50cm, còn lại hai mét.
Nọc có hình chữ T để thân cây thanh long leo lên đến đầu nọc sẽ tỏa các cành ra. Cần nhớ là sau 5 năm số cành cần dùng từ ở cây nọc này sẽ từ 150 đến 170.
-
Kỹ thuật trồng cây thanh long, phần 1: Chuẩn bị mô trồng
Trong phần này bạn đọc sẽ có được những kiến thức cơ bản về các bước công việc trong chọn đất và thiết kế vườn trồng thanh long đúng kỹ thuật...
-
Kỹ thuật trồng cây thanh long, phần 2: Trồng và chăm sóc
Trong phần này bạn đọc sẽ: Nhận biết được cách trồng thanh long phổ biến; Mô tả được các công việc trồng thanh long và chăm sóc...
-
Kỹ thuật trồng cây thanh long, phần 3: Xử lý ra hoa
Bài viết sẽ giúp bạn đọc thông thạo kiến thức và các bước công việc, các yêu cầu kỹ thuật trong quy trình xử lý ra hoa thanh long; Biết thời điểm xử lý...
-
Thanh long cực tốt cho mẹ bầu!
Thanh long mang lại rất nhiều lợi ích cho các mẹ bầu và thai nhi nhờ nguồn dưỡng chất quý giá, dồi dào, bao gồm các loại vitamin, chất xơ, chất béo...
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 2)
Các nọc thanh long trồng cách nhau bao xa? Mỗi mẫu tây đất (ha) trồng được bao nhiêu nọc thanh long? Có nên trồng xen các loại đậu, khóm (dứa) xen với thanh long không? Tại sao?
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà