Kỹ thuật trồng cây thanh long, phần 1: Chuẩn bị mô trồng

Cây trồng liên quan: Cây thanh long

Trong phần này bạn đọc sẽ có được những kiến thức cơ bản về các bước công việc trong chọn đất và thiết kế vườn trồng thanh long đúng kỹ thuật theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn; phát hiện và xử lý được các hiện tượng bất thường xảy ra trong quá trình trồng.

1. Đặc điểm mô trồng thanh long

Mô hoặc hố trồng thanh long phải đáp ứng yêu cầu: cao, ráo, thoát nước tốt và giữ nước tốt, vì cây thanh long cần lượng nước không cao, nhưng phải cung cấp đầy đủ. Về mùa mưa phải thoát nước tốt và không bị úng sẽ làm thối rễ cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất.

1.1. Trồng bằng mô

Đối với cây thanh long, trồng trên mô do điều kiện đất trồng thấp, mực thủy cấp cao nên rất dễ ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, nhất là vào mùa mưa dễ bị ngập úng. Chính vì bộ rễ là nơi hút chất dinh dưỡng trong đất cung cấp cho cây sinh trưởng, phát triển, do vậy phải tạo điều kiện tốt cho rễ phát triển, nên vùng đất thấp cần đấp mô cao để trồng.

Những vùng đất thấp phải đắp mô trồng cao 30-35cm và rộng 50-60cm

Mô trồng thanh long

Mô trồng thanh long

1.2. Trồng bằng hố

Trước khi đặt hom phải đào cạnh trụ một hố có kích thước 25 - 30cm, sâu 10 - 15 cm, rồi bón lót 5- 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân.

Hố trồng được đào cạnh bên trụ thanh long, sau đó kết hợp bón lót phân vô cơ và hữu cơ trước khi trồng.

hố trồng thanh long

Hố trồng thanh long

Tùy điều kiện đất trồng mà có thể đào hố trồng vuông hoặc tròn, kết hợp bón lót phân vô cơ và hữu cơ, sau đó phủ lên một lớp đất trước khi trồng.

hố trồng thanh long

Hố trồng thanh long

Những vùng đất cao, sau khi định vị kích thước rồi trồng trụ và sau đó trồng thanh long. Người dân thường ít chú ý đến khâu bón lót trước khi trồng. Điều nầy không tốt cho cây thanh long sau này. Vì bón lót sẽ tạo thức ăn dự trữ cho cây khi rễ phát triển sẽ sử dụng được ngay, vì vậy cây có điều kiện sinh trưởng tốt giai đoạn đầu.

Cách trồng thanh long trên đất vùng cao

Cách trồng thanh long trên đất vùng cao

2. Chuẩn bị mô và bón phân lót cho cây thanh long

2.1. Đào hố trồng và bón lót

Đào hố trồng cây thanh long cạnh trụ kết hợp bón lót phân hữu cơ hoai mục

Đào hố trồng thanh long

Đào hố trồng thanh long

2.1.1. Độ sâu hố trồng

Tùy theo cách nhân giống để tiến hành đào hố trồng có độ sâu cho phù hợp:

- Cây hom trong bầu ươm thì đào hố sâu khoảng 10cm

- Cây hom không trồng trong bầu ươm, thì đào hố sâu 5 cm là vừa.

2.1.2. Độ rộng lổ trồng

Nếu có bón lót phân hữu cơ và phân hóa học thì đào hố rộng 30-40cm để

bón phân cho phù hợp:

- Cây hom trong bầu ươm thì đào hố sâu khoảng 10cm

- Cây hom không trồng trong bầu ươm, thì đào hố sâu 5 cm là vừa. Vì thanh long không trồng quá sâu, cây phát triển chậm.

2.2. Bón lót phân hữu cơ và hóa học

2.2.1. Thế nào là bón phân hợp lý

Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối:

a. Đúng loại phân:

Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại, mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu.

Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

b. Bón đúng lúc:

Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.

Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường xuyên, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hút nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu đối với cây.

c. Bón đúng đối tượng:

Trong cách hiểu thông thường bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, đối tượng của việc bón phân là cây trồng.

Tuy vậy, thực tế cho thấy, một lượng khá lớn chất dinh dưỡng của cây, nhất là các nguyên tố vi lượng, cây được tập đoàn vi sinh vật đất cung cấp thông qua việc phân huỷ các chất hữu cơ hoặc cố định từ không khí. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón phân để kích thích và tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất cho phép cung cấp cho cây một lượng chất dinh dưỡng dồi dào về số lượng và tương đối cân đối về các chất. Trong trường hợp này thay vì bón phân nhằm vào đối tượng là cây trồng, có thể bón phân nhằm vào đối tượng là tập đoàn vi sinh vật đất.

Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích lũy và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây lại sinh trưởng mạnh thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích lũy và gây hại của sâu bệnh.

Bón phân trong một số trường hợp có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trường và với sâu bệnh gây hại. Đặc biệt các loại phân kali phát huy tác dụng này rất rõ. Như vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Có những trường hợp phải tác động theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên.

Bón phân là đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp những yếu tố mới và có tác động lên các mối liên hệ.

Trong thực tế, phân bón có thể có những tác động sâu sắc trong các mối liên hệ thông tin và năng lượng. Phát hiện được tác dụng của phân bón lên các mối liên hệ thông tin và năng lượng, có thể với lượng phân bón không nhiều, tạo ra những hiệu quả to lớn và tích cực trong việc tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Như vậy, đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng, tập đoàn vi sinh vật đất, mà còn có cả toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chọn đúng đối tượng để tác động, có thể mở ra những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón.

d. Đúng thời tiết, mùa vụ:

Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả.

Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3 - 4 vụ, thậm chí 8 - 9 vụ sản xuất. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau.

Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón. Việc sử dụng đúng các loại phân phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết mùa vụ đã được trình bày một phần ở của sách này.

e. Bón đúng cách

Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, v.v...

Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch để tưới.

Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc to trái...

Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất... có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần.

Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp với từng trình độ của người nông dân.

g. Bón phân cân đối

Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi.

Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.

Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau.

Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc bón trên các loại đất khác nhau.

Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường.

Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là:

- Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn.

- Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác.

- Tăng phẩm chất nông sản.

- Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.

Vai trò hết sức quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất, nó ảnh hưởng quyết định đến sự tạo thành và làm bền vững cấu trúc đất. Chất hữu cơ có khả năng tương tác với các chất dinh dưỡng, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trồng đồng thời giữ độ ẩm tối ưu cho cây trồng, khử được chua, phèn cùng các loại độc tố...

Có được những tính chất trên là do các chất hữu có trong phân hữu cơ sinh học sau khi được xử lý, hoạt chất đã trở thành các hoạt chất có hoạt tính sinh học cao, nhờ có cấu trúc rỗng xốp, các nguyên tố khoáng này sẽ được giữ lại trong các cấu trúc rỗng xốp và tạo ra một kho lưu trữ các chất dinh dưỡng, giúp cho các chất dinh dưỡng không bị rửa trôi hoặc thấm xuống tầng đất sâu mà rễ không hấp thu được.

2.2.2. Liều lượng và cách bón phân hữu cơ cho từng mô

Vai trò của phân hữu cơ:

Khi được sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Phân hữu cơ vi sinh sẽ có các tác dụng sau:

- Cung cấp ngay lượng mùn hữu cơ cho đất để bổ sung cho lượng mùn đã bị khoáng hóa do các hoạt động của vi sinh vật. Do đó đất duy trì được các ưu điểm về lý, hóa và sinh học như đã nêu ở trên.

- Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, vừa là các dinh dưỡng dẫn xuất từ các nguyên liệu hữu cơ vừa được tổng hợp hoặc chuyển hoá do sự hoạt động của các vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa lân được cấy vào trong sản phẩm trong qúa trình sản xuất. Theo các kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm đã được thi hành tại nhiều nơi trên thế giới và riêng ở tại Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ phân hữu cơ vi sinh đã cung cấp một lượng dinh dưỡng đáng kể cho cây trồng và ta có thể bớt đi 20% lượng phân hóa học cần phải bón mà năng suất cây trồng vẫn cao hơn so với bón đầy đủ phân bón hoá học theo nhu cầu dinh dưỡng của cây.

- Bên cạnh các đặc tính đã nêu của các thành phần hữu cơ trong đất, mùn hữu cơ còn có khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, giảm thiểu sự rửa trôi ảnh hưởng đến môi trường, giảm thiểu sự mất dinh dưỡng dẫn đến giảm thiểu chi phí phân bón.

- Mùn hữu cơ làm gia tăng khả năng trao đổi chất dinh dưỡng. Khoảng từ 20 đến 70% khả năng trao đổi của các loại đất là do chất keo trong các hợp chất humic tạo nên. Điều này làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cây sẽ phát triển tốt hơn làm gia tăng năng suất.

- Việc tận dụng các nguyên liệu hữu cơ và áp dụng công nghệ sinh học để chế biến làm phân bón sẽ đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường do các nguyên liệu này gây ra.

Phân hữu cơ được ủ hoai đạt tiêu chuẩn trước khi bón cho cây trồng, vì vậy không làm ngộ độc cây và không gây ô nhiễm môi trường

ủ phân phân hữu cơ để trồng thanh long

Ủ phân phân hữu cơ để trồng thanh long

Phân hữu cơ được ủ trong túi PE

ủ phân phân hữu cơ để trồng cây

Ủ phân phân hữu cơ để trồng cây

Thời kỳ 1-2 năm đầu: Bón lót: 15-20 kg phân chuồng hoai.

Thời kỳ từ năm thứ 3 trở đi: 15-20 kg phân chuồng hoai sau khi thu hoạch.

2.2.3. Liều lượng và cách bón phân hóa học cho từng mô

Phân vô cơ còn gọi là phân khoáng, phân hoá học.

Phân vô cơ là các loại muối khoáng có chứa các chất dinh dưỡng của cây. Có 13 chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sinh trưởng và phát triển của cây. Trong đó có 3 nguyên tố đa lượng là: N, P, K; 3 nguyên tố trung lượng là: Ca, Mg, S và 7 nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B, Cl. Ngoài ra, còn một số nguyên tố khác cần thiết cho từng loại cây như: Na, Si, Co, Al…

Phân vô cơ gồm các loại chính:

* Phân đa lượng: Phân đạm - Phân lân Phân kali - Vôi bón ruộng - Phân tổng hợp và phân hỗn hợp

* Phân trung lượng

* Phân vi lượng

Các loại phân đơn: Đạm Urê, Lân Supe, Kali Clorua

Các loại phân đơn: Đạm Urê, Lân Supe, Kali Clorua

Các loại phân vô cơ chuyên cho cây thanh long

Các loại phân vô cơ chuyên cho cây thanh long

Thời kỳ 1 - 2 năm đầu: 100 gam super lân cho một trụ. Bón thúc: 100g urê + 100 g NPK 16-16-8 vào các giai đoạn 20-30 ngày sau khi trồng, sau đó 3 tháng bón 1 lần. Khi cây ra hoa có thể cấp thêm 50 g phân kali (KCl).

Thời kỳ từ năm thứ 3 trở đi: Chia làm 8 lần trong năm. Rải phân đều trên bề mặt đất xung quanh trụ, xới nhẹ cho phân lọt xuống đất hoặc phủ lên bằng một lớp đất mỏng sau đó ủ rơm hay cỏ khô, sau khi rải phân cần tưới nước. Liều lượng bón: 1,08 kg urê + 3,2 kg lân + 0,8 kg KCl.

Lần 1 - Sau khi thu hoạch. 100% phân lân + phân chuồng hoai + 200 g urê Lần 2-Cuối tháng 12: 500g urê + 150 g KCl

Lần 3 - Cuối tháng 2: 180 g urê + 150 g KCl Lần 4 - Cuối tháng 4: 100 g urê + 100 g KCl

Từ lần 5 đến lần 8: cứ mỗi tháng bón 1 lần, liều lượng như lần 4.

2.5. Rãi thuốc trừ sâu, bệnh

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có khả năng ngăn chặn sâu bệnh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, mang lại hiệu quả rõ rệt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc lạm dụng hoặc sử dụng chúng không đúng phương pháp đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng. Sau khi được đưa vào sử dụng, thuốc BVTV đã để lại một lượng tồn dư khá lớn trong đất, nước, không khí và cây trồng. Lượng thuốc này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe con người.

Sau khi đào hố xong thì bón phân lót và thuốc trừ sâu dạng hạt (vd: basudin 10H...) để tạo cho môi trường đất trồng không còn các đối tượng gây hại cho sinh trưởng và phát triển của cây thanh long và cung cấp dinh dưỡng cho đất, đến khi bộ rễ thanh long phát triển thì sẽ có đầy đủ chất dinh dưỡng để sử dụng.

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc cây thanh long - Bộ NN&PTNT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status