Công nghệ sản xuất đạm hạt vàng, đạm vi lượng, đạm 46N+, Urea Gold, phân bón vi lượng vàng
1. Công nghệ sản xuất đạm hạt vàng, Urea Gold, đạm 46N+ (46N Plus)
1.1. Chuẩn bị thiết bị sản xuất đạm vàng
- Boongke (Bunke, thùng chứa liệu) chứa liệu có cửa xả rút trực tiếp vào máy trộn
- Máy trộn ngang (hoặc máy trộn dạng trộn bê tông)
- Băng tải lên Boongke chứa thành phẩm
- Boongke chứa thành phẩm
- Cân, máy khâu, bao bì có túi lót nilon.
1.2. Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất đạm vàng
Định lượng các loại nguyên liệu cho mẻ 1000kg theo định mức kỹ thuật, gồm:
+ Urea đục (Urea đục Trung Quốc hoặc Urea Cà Mau): 1000kg
+ Màu đạm vàng 001: 0,15 - 0,2kg (hòa tan trong 2 - 3 lít dung dịch tạo màng)
+ Màu đạm vàng 002: 0,3 - 0,4kg
+ Axit Boric (H3BO3): 0,3Kg
+ Phức Kẽm Chelate (Zn-EDTA): 0,7Kg
+ Chất kích thích hấp thụ phân bón: 0,7 - 1kg
1.3. Phối trộn thành phẩm đạm vàng
- B1: Chuẩn bị nguyên liệu xung quanh Boongke
- Đổ trước 500kg Urea đục vào Boongke chứa.
- Cho 2 - 3 lít dung dịch tạo màng đã được hòa tan hoàn toàn 0,15 - 0,2kg Màu Đạm vàng 001 + Chất kích thích hấp thụ phân bón (khuấy đều)
- B2: Bật máy trộn, mở cửa rả rút trực tiếp lượng nguyên liệu trên vào máy trộn, vừa trộn vừa nạp thêm nguyên liệu, cửa xả rút luôn mở để nạp trực tiếp nguyên liệu vào máy trộn.
- 100kg Urea đục.
- 0,3kg H3BO3 + 0,7kg Zn-EDTA
- B3: Cấp nốt lượng nguyên liệu còn lại, bao gồm
- 400kg Urea đục còn lại.
- 0,3 - 0,4 kg màu Màu đạm vàng 002.
- B4: Trộn đều thành phẩm.
- Vật liệu được khuấy đảo lẫn nhau trong máy trộn trong vòng 3 - 4 phút đến khi hỗn hợp thành phẩm có màu sắc đồng nhất.
- Xả kiểm tra thành phẩm lần cuối, thành phẩm đạt yêu cầu (đồng nhất màu sắc) được xả lên Boongke chứa thành phẩm.
Thành phẩm Đạm hạt vàng, Urea 46N+, Urea Gold đạt yêu cầu
- B5: Cân, khâu, đóng bao thành phẩm
- Lồng túi lót chống ẩm, cân định lượng, thắt túi lót, gắn tem bảo hành, khâu miệng bao.
- Yêu cầu: Khối lượng đạt yêu cầu; đường khâu thẳng đầu, túi lót được thoát hết không khí, không phồng trong bao.
2. Công nghệ sản xuất phân bón vi lượng vàng, siêu kích thích hấp thụ phân bón
2.1. Chuẩn bị thiết bị sản xuất phân bón vi lượng vàng
(Yêu cầu vật liệu thiết bị bằng Inox)
- Máy trộn lập phương, máy trộn ngang hoặc máy trộn đứng bằng Inox (có thể dùng máy trộn dược liệu hoặc máy trộn bột gia vị).
- Thiết bị định lượng, đóng gói sản phẩm (hoặc định lượng thủ công và sử dụng máy hàn miệng túi liên tục)
2.2. Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất phân bón vi lượng vàng
Định lượng các loại nguyên liệu cho mẻ 100kg theo định mức kỹ thuật, gồm:
+ Phức Canxi Chelate (Ca-EDTA): 15kg
+ Phức Magie Chelate (Mg-EDTA): 10kg
+ Phức Đồng Chalete (Cu-EDTA): 5kg
+ Phức Kẽm Chelate (Zn-EDTA): 5kg
+ Phức Mangan Chelate (Mn-EDTA): 2,5kg
+ Phức Sắt Chelate (Fe-EDTA): 2,5kg
+ Axit Boric (H3BO3): 10kg
+ Sodium Natri Silicat (Na2SiO3.H2O): 5kg
+ Chất kích thích hấp thụ phân bón 30kg
+ Chất làm khô sản phẩm: 15kg
+ Bột Màu đạm vàng: 0,3kg (không tính vào tổng trọng lượng thành phẩm)
2.3. Phối trộn thành phẩm phân bón vi lượng vàng
Tất các các nguyên liệu trên được trộn đều trong máy trộn trước khi định lượng và đóng gói thành phẩm.
2.4. Hướng dẫn sử dụng phân bón vi lượng vàng
- Sử dụng như phân bón lá
Tỷ lệ phun: hòa 1 - 2 thìa cà phê (thìa nhỏ) với 16 - 20 lít nước (hoặc 100g/120lit nước) để phun trực tiếp cho cây trồng (có thể dùng chung với thuốc BVTV).
Thời điểm phun:
+ Khi cây trồng bị còi cọc do: úng lụt, nhiễm mặn, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, hạn hán, bị các bệnh sinh lý do thiếu hụt vi lượng.
+ Kích thích củ, quả, hạt: phun hoặc tưới trực tiếp cho cây trước khi ra hoa hoặc sau khi đậu trái non, phun đón đòng cho lúa (lưu ý: có thể giảm 50% lượng Kali bón gốc).
- Sử dụng kết hợp với phân đa lượng bón gốc (Dùng cho hồ tiêu, cà phê, cây ăn trái)
Tỷ lệ trộn với NPK: Dùng bón trực tiếp hoặc trộn với NPK theo tỷ lệ: 100g trộn với 10 - 15kg NPK loại cao cấp, bón gốc hoặc tưới cho các loại cây trồng.
Thời điểm bón (tưới): kích thích ra hoa, dưỡng hoa, đậu quả, cây trồng bị bệnh sinh lý do thiếu hụt kali và vi lượng.
Tỷ lệ trộn với Đạm: Trộn 100g với 20 - 30kg đạm SA hoặc 15 - 20kg đạm Urea, (lưu ý: có thể giảm 10 - 20% lượng đạm).
Thời điểm bón (tưới): bón thúc đẻ nhánh, thúc phát triển thân lá, kích cây phát triển khi còi cọc, bị các bệnh sinh lý do thiếu hụt vi lượng.
- Hướng dẫn trộn đạm hạt vàng 46N+TE (Chỉ 4 bước đơn giản)
B1: Đổ 100g phân vi lượng vàng với 20 - 25kg đạm Urea
B2: Trộn đều đến khi có hỗn hợp đạm có màu vàng nhạt
B3: Nhúng tay vào nước (chỉ nhúng cho ướt tay)
B4: Tiếp tục trộn đến khi hỗn hợp đạm có màu vàng sẫm.
(Tăng hiệu quả 120 – 150% so với Urea thông thường)
3. Tác dụng và hướng dẫn sử dụng đạm hạt vàng, Urea Gold, đạm 46N+ (46N Plus)
3.1. Tác dụng của đạm hạt vàng
- Là loại đạm Urea được bổ sung vi lượng, bổ sung chất kích thích hấp thụ phân bón nên có khả năng thích nghi rất rộng và phát huy tác dụng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
- Đạm hạt vàng giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, bộ rễ phát triển khỏe mạnh, hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng trong đất, thúc đẩy quá trình phân cành, đẻ nhánh, ra nhiều lá, bản lá rộng, quang hợp tốt, giúp cây cứng khỏe, chống rụng hoa và trái non, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận.
- Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Tiết kiệm và hiệu quả!
3.2. Sử dụng
- Bón giảm 20 - 25% so với đạm Urê thông thường.
- Lượng bón tùy theo nhu cầu của từng loại cây trồng: 3 - 5kg/sào 360m2; 4 - 7kg/sào 500m2; 80 - 140kg/ha.
-
Vi lượng Chelate đối với cây trồng và khả năng phát triển tại Việt Nam
Viện sĩ Oparin đã nói đại ý rằng với thực vật thì 10 tấn sắt cũng không có giá trị bằng 1mg sắt ở dạng phức...
-
Công nghệ sản xuất phân bón hỗn hợp NPK: Phần 4 - Phân NPK+TE
Giới thiệu cách tính toán hàm lượng dinh dưỡng vi lượng trong phân hỗn hợp NPK, lựa chọn loại nguyên liệu phù hợp, ưu nhược điểm của từng loại nguyên liệu trong sản xuất...
-
Cơ sở lý thuyết tạo phức Chelate và ứng dụng trong sản xuất phân bón
Giới thiệu các dạng phức Chelate, phản ứng tạo phức, điều kiện ảnh hưởng đến độ bền của phức, ứng dụng chelate trong sản xuất phân bón NPK+TE, đạm vi lượng, siêu phân bón...
- Nơi Mua Bacillus thuringiensis, mua Bacillus thuringiensis ở đâu?
- Phân hữu cơ – Cần hiểu đúng và sử dụng hiệu quả
- Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
- Công thức phân bón lá cho cây mận trái to, giòn, ngọt, neo quả theo ý muốn
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật