Silic (SiO2hh) - Silicon
Tên gọi chung của các loại phân cung cấp Si cho cây trồng
Cây trồng hút Silic ở dạng ion SiO32- , hàm lượng dinh dưỡng được tính quy đổi ra % SiO2
1. Tác dụng của Silic đối với đất và cây trồng:
- Cây trồng kể cả cây non cũng lấy được silic trong đất. Khi nhu cầu thấp thì số lượng SiO2 dễ tiêu trong đất còn có thể đủ thỏa mãn nhu cầu, nhưng khi nhu cầu cao không khỏi có hiện tượng thiếu Si.
Thí nghiệm đối chứng các loại phân bón khác nhau có bổ sung Silic
- Tất cả các loại cây trồng đều chứa silic. Đặc biệt là cây hòa thảo. Lượng silic cây lúa hút ở năng suất 8,6 tấn/ha là 890kg SiO2/ha, riêng trong vỏ trấu, số lượng silic là 235kg SiO2/ha, cao nhất trong các yếu tố gần gấp 3 lần kali là yếu tố cao thứ hai. Vai trò sinh lý của silic chưa được nghiên cứu nhiều. Có ý kiến cho rằng silic không có vai trò gì đặc biệt ngoài tác dụng làm cứng mô chống đỡ. Người ta đã trồng cây trong dung dịch không có silic và nhận thất rằng cây vẫn phát triển bình thường. Nhận xét của Viện lúa quốc tế cho thấy rằng silic có các tác dụng sau đây đối với lúa:
- Silic giúp cho lá mọc vươn thẳng, tạo điều kiện cho cây hấp thu ánh sáng tốt hơn, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu lực phân nitơ. Tác dụng tương hỗ giữa silic với phốtpho giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cây tăng trưởng nhanh làm pha loãng nồng độ sắt, nhôm trong cây do đó làm tăng khả năng chống chịu phèn cho cây.
- Cây được cung cấp đủ Silic (SiO2) sẽ tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng lân và đạm, đều tăng năng suất…
- Cây hút nhiều Silic giúp cho chống sự xâm nhập vủa vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nếu cây lúa có tỷ lệ siliec cao thì sâu đục thân, sâu cuốn lá cũng khó xâm nhập.
Thử nghiệm tác dụng của Silic trên cây lúa: Silic có khả năng giúp cây lúa chống lại nhiều mầm bệnh, thiệt hại do côn trùng và tăng khả năng chống chịu khô hạn của cây lúa.
- Làm cho lá đứng giúp cho cây quang hợp tốt.
- Làm cho cây cứng chống được đỗ.
- Làm giảm sự mất nước giúp cho cây chống hạn và chống nóng.
- Làm tăng khả năng oxy hóa của rễ lúa làm giảm tác hại do hút quá nhiều sắt và mangan.
Các tác dụng khác được ghi nhận và ở nhiều loại cây là:
- Cần cho sự tạo thành diệp lục, cần thiết cho quang hợp.
- Làm tăng hiệu quả sử dụng phân lân và hiệu quả sử dụng phân đạm.
- Làm cho thuốc lá dễ cháy hơn và làm tăng chất lượng thuốc lá.
Như vậy silic có tác dụng chủ yếu đến tính chống chịu: thiếu ánh sáng, thiếu nước, nhiệt độ cao và sâu bệnh hại.
Chính do khả năng tính chống chịu này mà silic càng ngày càng được chú ý khi sản xuất càng đi vào hướng thâm canh, gỡ mối khó khăn căn bản khi sử dụng các giống mới: giống cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao thường có tính chống chịu yếu.
Hiệu quả của bón silic cho cây trồng chưa nhiều nhưng kết quả ban đầu cho thấy đối với một số cây như thuốc lá, dưa chuột, ngô và lúa đặc biệt là lúa đồi, lúa mì, lúa mạch cao lương bón silic lợi nhiều mặt và tăng năng suất. Lúa trồng trên đất bạc màu thoái hóa và lúa đồi cần chú ý bón silic. Trên đất đồi, silic dễ tiêu ít hơn đất lúa nước, lúa thường hay bị bệnh đạo ôn hơn lúa nước. Bón silic có thể làm giảm bệnh.
Vì số lượng silic trong đất cao cho nên định lượng silic trong đất không ích lợi cho việc xác định nhu cầu cần bón. Định lượng silic trong cây có thể phù hợp hơn. Theo Yoshida khi lượng silic trong cây lúa < 5% thì cây lúa thiếu silic nghiêm trọng và nếu lượng SiO2 < 11% bón silics cho lúa có hiệu quả.
2. Các loại phân bón cung cấp Silic cho cây và đất.
1/ Lân nung chảy
Phân lân nung chảy (Văn Điển, Ninh Bình) chứa 24 - 32% SiO2.
Như vậy bón 60kg/ha P2O5 (360kg phân) có thể cung cấp cho cây 86 - 115 kg SiO2 cho cây lúa, đủ thỏa mãn nhu cầu về silic.
2/ Thủy tinh lỏng Na2SiO3
Tên tiếng Anh : Sodium silicate, Water glass.
Tên tiếng Việt : Natri silicát.
Tên thường gọi : Thuỷ tinh lỏng, nước thuỷ tinh .
Công thức hoá học : Na2SiO3, mNa2O. nSiO2.
Hàm lượng: Sodium silicate (Na2SiO3): 40-41%; hàm lượng SiO2: 25 - 27%
Nước (H2O): 59-60%
Khối lượng phân tử : 284,22.
Ngoại quan: Là chất lỏng trong, sánh, không màu hoặc màu vàng xanh . Có phản ứng Kiềm.
Có độ nhớt rất lớn như keo.
3/ Sodium Silicate Pentahydrate
SiO3Na2.5H2O (Sodium MetaSilicate Pentahydrate Graular)
Tên gọi khác: Metso Beads, Silicic acid, disodium salt; Sodium-m-Silicate; Orthosil; Disodium metasilicate; Disodium Monosilicate; Waterglass; Disodium trioxosilicate;
Hàm lượng: SiO2: 28.5 ± 1.0%; Na2O: 28.5 ± 1.0%; H2O: 45.5 ± 1.0%; Fe: 100ppm max
4/ Silico photphat canxi
Công thức hóa học: CaO3.P2O5.SiO2 (Silicophotphat canxi)
Hàm lượng
P2O5: 63 - 64%
CaO: 21 - 26%
SiO2: 10 - 11%
5/ Xỉ lò cao (phế thải của ngành công nghiệp luyện gang thép)
CaO: 35 – 45 %; SiO2: 30 – 40%; Al2O3: 10 – 20%; MgO: 2 – 20%
6/ Quặng Secpentine: MgO: 18-25%; SiO2 tổng số: 40-48%
2Mg.2SiO3.2H2O hay Mg3H42O9
- Làm thế nào để quả dứa tăng kích thước và kéo dài thời gian thu hoạch?
- Kỹ thuật bón phân cho dưa Kim Cô Nương
- Silic và khả năng sản sinh silic trong đất
- Phân bón là gì? tại sao phải sử dụng phân bón?
- Công nghệ sản xuất đạm hạt vàng, đạm vi lượng, đạm 46N+, Urea Gold, phân bón vi lượng vàng
- Silic (Si) – Nguyên tố dinh dưỡng đa chức năng