Các chứng bệnh thông thường của cây trồng khi thiếu tố chất dinh dưỡng.
1. Thiếu đạm
Cây: sinh trưởng kém, gầy thấp, yếu, phần trên của cây bị ảnh hưởng nhiều hơn phần dưới (gốc).
Lá: lá mỏng, nhỏ, màu lục vàng, nghiêm trọng hơn lá già phía dưới đều biến thành màu vàng khô chết.
Rễ, gốc, gốc nhỏ, nhiều chất gỗ. rễ bị ức chế nên nhỏ, ít cành.
Hoa quả: phát triển chậm, chín sớm, hạt ít và nhỏ.
2. Thiếu lân
Cây: Thấp, lớn chậm, phần dưới của cây bị ức chế nghiêm trọng.
Lá: Lá màu lục tối, không bóng, hoặc biến thành đỏ tím, cá lá phía dưới chết khô và rụng.
Gốc rễ: Gốc nhỏ, nhiều xơ gỗ, rễ không phát triển, rễ chính gầy dài, rễ phụ ist hoặc không có.
Hoa quả: Ít hoa ít quả, quả chín chậm, dễ xuất hiện đầu nhọn, rụng hoa rụng nhụy, hạt giống không chắc.
3. Thiếu kali
Cây: Cây nhỏ, phiến lá xám khôm, cây mềm yếu dễ nhiễm sâu bệnh.
Lá: Bắt đầu từ đầu nhọn của lá men theo riềm lá biến thành màu vàng rồi khô chét, lá như bị cháy. Có lúc lá xuât hiện lấm chấm màu xám hoặc lá cuốn lại thể hiện nếp nhăn.
Gốc rễ: Gốc cây nhỏ, yếu, các mắt gốc cành ngắn dễ ngã gãy.
Hoa quả: Cây nhiều nhánh nhưng đậu quả ít, quả lép có lúc dị hình, hạt quả khô lép.
4. Thiếu canxi
Cây: Thấp nhỏ, xơ cứng, bệnh thường phát sinh ở gốc và phần non bên trên, thường biểu hiện chưa già đã lão.
Lá: Lá cuốn, giòn, vàng, dần dần khô chết.
Gốc rễ: Rễ nhỏ không phát triển, gốc mềm oặt. Rễ dễ bị thối chết. Có lúc rễ xuất hiện các đốm khô.
Hoa quả: Kết trái không tốt, hoặc trái lép.
5. Thiếu manhê
Thân cây: Bị biến thái của thời kỳ phát triển cuối; cây bị vàng.
Lá: Đầu tiên lá già không còn màu lục, phần thịt của lá bị vàng nhưng gân lá vẫn xanh lục, dần dần thịt lá biến thành màu nâu chết.
Gốc rễ: Không thay đổi lớn.
Hoa quả: Hoa bị ức chế, màu hoa trắng bệch.
6. Thiếu lưu huỳnh
Thân cây: Thân cây thường ít xanh lục, thời kỳ sau sinh trưởng kém.
Lá: Lá non đã bị vàng, đầu tiên là gân lá sau đó là toàn bộ lá. Nếu nghiêm trọng lá già biến thành màu trắng vàng, nhưng thịt lá vẫn còn màu lục.
Gốc rễ: Gốc khẳng khi, ít nhánh; rễ các loại đậu ít mọc nốt.
Hoa quả: Ra hoa kết trái chậm, trái ít.
7. Thiếu sắt
Thân cây: Thấp nhỏ, vàng, chứng bệnh mất màu vàng lục, đầu tiên biểu hiện ở bộ phận lá non.
Lá: Lá non mất màu vàng lục, biến màu vàng nghiêm trọng lá khô vàng và rụng.
Gốc rễ: Gốc rễ sinh trưởng chậm; cây có trái bị thiếu sắt lâu dài, ngọn cây bị chết.
Hoa quả: Quả nhó.
8. Thiếu Boron
Thân cây: Thấp nhỏ, bệnh bắt đầu xuất hiện phần non của cây; ngọn cây biến trắng, gốc cành có những điểm chết.
Lá: Lá mới mọc dày thô, màu lục nhạt. thường có những đốm cháy, lá biến thành màu đỏ, cuống lá dễ gẫy.
Gốc rễ: gốc giòn, các đốt gốc, cành bị thoái hóa, hoặc chết. Rễ thô ngắn, rễ phụ không phát triển.
Hoa quả: Nhụy, hoa thường bị rụng, quả và hạt không chắc, thậm chí có hoa nhưng không kết trái quả dị hình, thịt quả xơ gỗ.
9. Thiếu mangan
Thân cây: Thấp nhỏ, không xanh lục
Lá: Lá non không xanh lục, nhưng gân lá vẫn xanh lục, trên lá có các nốt sần.
Gốc rễ: Gốc yếu, nhiều chất xơ gỗ.
Hoa quả: Hoa ít, quả nhẹ.
10. Thiếu đồng
Thân cây: Thấp nhỏ, lục nhạt, dễ bị bệnh.
Lá: Cốc loại, ngọn lá không canh lục, biến vàng, sau đó khô dần rụng xuống.
Cây ăn quả lá bị dị hình, biến sắc, đầu lá co lại.
Gốc rễ: Phát triển kém, gốc cành của cây ăn trái thường tiết nhựa cây.
Hoa quả: Cốc loại phát triển kém, đậm nhánh nhiều nhưng không kết quả, nên khó kết hạt.
11. Thiếu kẽm
Thân cây: Thấp nhỏ, lúa nước thường biểu hiện cỗi (mầm) mạ.
Lá: Cây ăn quả lá không xanh lục, cành nhỏ xuất hiện lá nhỏ, dị hình, các đốt cành ngắn, ngố thiếu kẽm thường xuất hiện mầu trắng.
Gốc rễ: Cành có thể bị chết, rễ phát triển chậm.
Hoa quả: Quả nhỏ, hoặc biến hình, quả có nốt tím.
12. Thiếu MO
Thân cây: Thấp nhỏ, phát triển chậm dễ bị sâu hại
Lá: Lá non vàng lục, lá già dày cộm, có lúc bị hoại tử.
Gốc rễ: Rễ đậu ít nốt.
Hoa quả: Quả đậu nhỏ, hạt nhẹ, bông rụng hoa, tiểu mạch hạt lép.
-
Cơ chế hút nước và dinh dưỡng của cây trồng
Cẩm nang cây trồng: Giới thiệu về cơ chế hút nước và dinh dưỡng ở cây trồng qua đường rễ cây và lá cây - cơ chế đóng mở khí khổng và sự thoát hơi nước...
-
Dinh dưỡng cây trồng: Nguyên tắc và phương pháp bón phân cho cây có múi
Yêu cầu dinh dưỡng của cây có múi, nguyên tắc và phương pháp bón phân cho cây có múi: Sau khi thu hoạch trái, cắt tỉa, bón giúp cây ra chồi, cành, lá đồng đều, gia đoạn này các lọai phân...
-
Cây trồng và dinh dưỡng cây trồng
Thành phần Calories trong các loại cây trồng, phân loại và tác dụng của các yêu tố dinh dưỡng khoáng cần thiết đối với năng suất và chất lượng cây trồng...
- Nơi Mua Bacillus thuringiensis, mua Bacillus thuringiensis ở đâu?
- Phân hữu cơ – Cần hiểu đúng và sử dụng hiệu quả
- Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
- Công thức phân bón lá cho cây mận trái to, giòn, ngọt, neo quả theo ý muốn
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật