Bón phân cho cây ăn quả (phần 3)

5. Bón phân cho một số loại cây ăn quả ở ĐBSCL

5.1. Bón phân cho cây có múi

Giai đoạn cây còn tơ. Liều lượng phân bón cho cây có múi còn tơ được trình bày trong Bảng 1. Phân NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE được chia đều ra làm 4 lần bón, bón theo hình chiếu của tán cây. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa, bón theo mép ngoài của mô cùng lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa, phân được rãi đều trên líp.

Bảng 1. Liều lượng phân bón cho cây có múi còn tơ hàng năm

Tuổi cây

Đầu Trâu 20-20-15+TE (g/cây/năm)

Hữu cơ (kg/cây/năm)

Vôi (g/cây/năm)

Năm thứ nhất

200-300

10-20

200-300

Năm thứ hai

400-500

10-20

200-300

Năm thứ ba

600-700

10-20

200-300

Năm thứ tư

800-1000

10-20

200-300

Giai đoạn cây cho quả. Liều lượng phân bón cho cây có múi giai đoạn cây cho quả có năng suất khoảng 40 kg/cây/năm được trình bày trong Bảng 2. Khi năng suất quả gia tăng 1 kg/cây/năm thì lượng phân Đầu Trâu phải bón tăng thêm 1%. Phân hữu cơ và phân vôi không thay đổi.

Bảng 2. Liều lượng (kg/cây) và thời kỳ bón phân cho cây có múi có năng suất 40 kg/cây/năm

Thời điểm bón

Đầu trâu AT1

Đầu trâu AT2

Đầu trâu AT3

Đạm hạt vàng đầu trâu 46A+

Phân hữu cơ

Phân  vôi

Sau khi thu hoạch và tỉa cảnh

1,00

-

-

0,25

-

-

Trước khi tưới nước xử lý ra hoa

-

1,00

-

-

-

-

Sau khi ra hoa 1 tháng

-

-

0,5

-

-

-

Sau khi  ra hoa 3 - 4 tháng

-

-

0,5

-

-

-

Sau khi ra hoa 5 - 6 tháng

-

-

0,5

-

-

-

Đầu mùa khô

-

-

-

-

20

-

Đầu mùa mưa

-

-

-

-

-

0,3

Hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho cây ăn quả

5.2. Bón phân cho cây xoài

Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho quả cách năm của xoài. Sau năm đạt năng suất cao (năm trúng), nếu thiếu phân bón và tưới nước trong mùa khô, xoài sẽ ra hoa ít và rụng nhiều vào năm sau (năm thất mùa). Lượng phân bón tùy theo tuổi cây, đất đai và tình trạng sinh trưởng của cây. Thông thường có thể bón phân như sau:

Thời kỳ cây tơ (3 năm đầu). Liều lượng phân bón cho cây xoài còn tơ được trình bày trong Bảng 3. Phân “Đầu Trâu TE + Agrotain” được chia đều ra làm 4 lần bón, bón theo hình chiếu của tán cây. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa và bón mép ngoài của mô cùng với thời điểm lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa, phân được rải đều lên liếp.

Bảng 3. Liều lượng phân bón cho cây xoài còn tơ hàng năm

Tuổi cây

Đầu trâu TE + Agrotain (g/cây/năm)

Hữu cơ (kg/cây/năm)

Vôi (g/cây/năm)

Năm thứ nhất

300-400

20-30

200-300

Năm thứ hai

500-600

20-30

200-300

Năm thứ ba

700-800

20-30

200-300

Thời kỳ cây cho quả. Cây 6-8 năm tuổi cần nhiều phân để có sản lượng cao, trung bình bón theo công thức 1,09- 0,90-0,96 (kg N-P-K/cây/năm) như Bảng 4 (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Hồng Phú, 2004). Liều lượng nầy thay đổi tùy theo tuổi cây và độ màu mỡ của đất.

Bảng 4. Liều lượng (kg/cây) và thời kỳ bón phân cho cây xoài từ 6-8 năm tuổi

Thời điểm bón

Đầu trâu AT1

Đầu trâu AT2

Đầu trâu AT3

Phân hữu cơ

Phân vôi

Sau khi thu hoạch và tỉa cành

3,00

-

-

-

-

Trước khi xử lý ra hoa 1 tháng

-

2,00

-

-

-

Sau khi đậu quả nửa tháng

-

-

3,00

-

-

Đầu mùa khô

-

-

-

30-40

-

Đầu mùa mưa

-

-

-

-

0,3

5.3. Bón phân cho cây nhãn

Thời kỳ cây tơ (3 năm đầu). Liều lượng phân bón cho cây nhãn còn tơ chưa cho quả được trình bày trong Bảng 5. Phân NPK Đầu Trâu 20-20-15 + TE được chia đều ra làm 4 lần bón. Xới đất xung quanh mô đất hình chiếu của tán cây để bón phân, sau đó lấp đất và tưới đủ nước cho phân tan, nhưng không tưới dư thừa làm nước chảy tràn mất phân. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa, bón mép ngoài của mô cùng lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa và được rải đều lên liếp.

Bảng 5. Liều lượng phân bón cho cây xoài còn tơ hàng năm

Tuổi cây

NPK Đầu trâu 20-20-15+TE (g/cây/năm)

Hữu cơ (kg/cây/năm)

Vôi (g/cây/năm)

Năm thứ nhất

400-600

10-15

200-300

Năm thứ hai

800-1.000

10-15

200-300

Năm thứ ba

1.200-1.400

10-15

200-300

Thời kỳ cây cho quả. Loại phân, liều lượng và thời kỳ bón phân trình bày trong Bảng 6 dưới đây áp dụng cho cây nhãn 7 năm tuổi. Cây nhỏ tuổi hơn thì bón ít hơn, và tất nhiên cây lớn hơn phải bón nhiều hơn. Cứ mỗi năm tuổi nhỏ hơn hay lớn hơn mà lượng phân nầy giảm hay tăng 10%. Tuy nhiên, lượng phân bón tối đa là ở cây 10 năm tuổi, sau đó không tăng thêm nữa.

Bảng 6. Liều lượng (kg/cây) và thời kỳ bón phân cho nhãn từ 7 năm tuổi

Thời điểm bón

Đầu trâu AT1

Đầu trâu AT2

Đầu trâu 13-13-13+TE

Đầu trâu  AT3

Phân hữu cơ

Vôi

Sau cắt tỉa cành nhãn

0,5

-

-

-

-

-

Sau khi cơi đọt một già

0,5

-

-

-

-

-

Hai tuần trước khi xử lý ra hoa nhãn

-

0,5

-

-

-

-

Phát hoa nhãn dài 5 cm

-

-

1,0

-

-

-

Hai tuần sau khi nhãn đậu quả

-

-

1,0

-

-

-

Khi hột nhãn có màu đen

-

-

-

1,5

-

-

Đầu mùa khô

-

-

-

-

15-20

-

Đầu mùa mưa

-

-

-

-

-

0,3

5.4. Bón phân cho cây khóm (dứa/thơm) (nhóm Queen)

Bón phân cho khóm (dứa/thơm) cần tuân thủ nguyên tắc sau (Lê Thanh Phong và ctv., 2002):

Bón nhiều lần để thường xuyên thỏa mãn nhu cầu của cây: Vụ tơ bón 4 lần/vụ, còn vụ gốc bón 3 lần/vụ.

Bón cân đối các chất dinh dưỡng để quả có phẩm chất tốt và đạt năng suất cao: Bón đồng bộ đạm, lân, kali và can-xi.

Bón đủ lượng dưỡng chất, nhất là trên đất nghèo dinh dưỡng: Ở ĐBSCL bón 8g N + 6g P2O5 + 12g K2O + 3g CaO/cây/vụ.

Áp dụng kỹ thuật bón thích hợp: Sau khi bón phân nên tưới nước vừa đủ để làm tan phân, không tưới nước dư thừa làm trôi phân.

Nên bón phân cho khóm vụ tơ và vụ gốc theo Bảng 7 sau đây.

Bảng 7. Thời kỳ và liều lượng (kg/ha) bón phân cho khóm vụ tơ và vụ gốc (mật độ 50.000 cây/ha)

Thời điểm bón

Đầu trâu AT1

Đầu trầu AT2

Đầu trâu AT3

KCl

Đá vôi nung

Vụ tơ

Lót trước khi trồng

200-300

-

-

25-50

200-300

Lót trước khi trồng

300-400

-

-

50-75

-

2-3 tháng sau khi trồng

400-500

-

-

75-100

-

4-6 tháng sau khi trồng

-

500-600

-

25-50

-

Trước xử lý ra hoa 1-2 tháng

-

-

500-600

75-100

-

Vụ gốc

Ngay sau khi thu hoạch

400-500

-

-

75-100

-

Sau thu hoạch 2-3 tháng

400-500

-

-

75-100

-

Trước xử lý ra hoa 1-2 tháng

-

600-700

-

25-50

-

Sau khi xử lý ra hoa 2-3 tháng

-

-

600-700

75-100

-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bui Xuan Khoi and Mai Van Tri, 2003. Fertilizer Recommendations for Sustainable Production of Orchard Fruit in the South of Vietnam. Southern Fruit Research Institute. Vietnam.

2. Châu Kim Thoa, 2012. Ảnh hưởng của liều lượng bón vôi đến năng suất và phẩm chất trái quýt Đường vụ thứ hai tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.

3. Đào Thị Hương Giang, 2012. Ảnh hưởng của bã bùn và bã mía kết hợp với nấm Tricoderma đến năng suất và phẩm chất của quýt Đường (Citrus reticulate Blanco) năm thứ hai trồng tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận án thạc sĩ ngành Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.

4. Hồ Văn Thiệt, 2006. Sự suy thoái đất vườn trồng sầu riêng, chôm chôm tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre và giải pháp khắc phục. Luận án thạc sĩ ngành Khoa học Đất. Trường Đại học Cần Thơ.

5. Lâm Phúc Hải, 2011. Ảnh hưởng của bã bùn và bã mía kết hợp với nấm Tricoderma đến năng suất và phẩm chất của quýt

Đường (Citrus reticulate Blanco) trồng tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận án thạc sĩ ngành Trồng Trọt. Trường Đại học Cần Thơ.

6. Lê Thanh Phong, Nguyễn Bảo Vệ và Tống Hữu Thuẩn, 2002. Ảnh hưởng của biện pháp bồi liếp trên năng suất khóm Queen (Ananas comosus (L) Merr.). Tạp Chí Khoa Học Đại Học Cần

Thơ-2002 (Quyển 3). Cần Thơ. Trang: 146-150.

7. Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011. Giáo trình cây ăn trái. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

8. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Hồng Phú, 2004. Liều lượng và thời kỳ bón đạm, lân và kali cho xoài Châu Hạng Võ ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Tạp Chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 12/2004:1704-1706.

9. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010. Dinh dưỡng khoáng cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Bảo Vệ, 2012. Xây dựng quy trình canh tác nhãn Edor và nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp.

11. Trần Huỳnh Nguyên Huy, 2011. Ảnh hưởng của phân bón can-xi đến năng suất và phẩm chất của cây quýt Đường trồng ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.

12. Võ Thị Gương, Dương Minh, Trần Kim Tính và Nguyễn Khởi Nghĩa, 2004. Nghiên cứu sự suy thoái hóa học và vật liệu đất vườn trồng cam quýt ở ĐBSCL. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguồn: GS.TS Nguyễn Bảo Vệ
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status