Bộ Công Thương họp với Tập đoàn Hóa chất về các dự án yếu kém
Hôm nay ngày 9/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng sẽ có buổi làm việc với Tập đoàn Hóa chất về các Dự án yếu kém. Trong đó, có 4 Dự án đầu tư sản xuất phân bón của Tập đoàn này đang thua lỗ.
Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình của Vinachem
Cũng theo nguồn tin trên, buổi họp dự kiến sẽ diễn ra hôm nay 9/1/2018, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng sẽ chủ trì cuộc họp cùng với các đơn vị có liên quan trong đó có đại diện của Vinachem.
Cuộc họp sẽ bàn về kết quả sản xuất kinh doanh của 4 Dự án đầu tư sản xuất phân bón của Tập đoàn Hóa chất đã có những cải thiện đáng kể cả về doanh thu, sản lượng và mức độ thua lỗ.
Trước đó, Bộ Công Thương đưa ra tại buổi họp Triển khai xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương diễn ra chiều ngày 22/9/2017.
Chính phủ duyệt Đề án tái cơ cấu Vinachem sau sai phạm làm thiệt hại 4.200 tỉ đồngChính phủ duyệt Đề án tái cơ cấu Vinachem sau sai phạm làm thiệt hại 4.200 tỉ đồng.
Tập đoàn Vinachem bế tắc với những khoản vay nghìn tỷTập đoàn Vinachem bế tắc với những khoản vay nghìn tỷ.
Theo đó, 4 dự án đầu tư sản xuất phân bón của Tập đoàn hóa chất gồm: Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng.
Theo Bộ Công Thương, đến thời điểm hiện nay, về cơ bản, 4 dự án nhà máy hoạt động ổn định, thời gian chạy máy đạt từ 19-24 ngày (trừ nhà máy Đạm Ninh Bình đang dừng sản xuất để tiến hành sửa chữa lớn theo kế hoạch từ ngày 25/8/2017 đến ngày 10/10/2017), 3 Nhà máy còn lại đang vận hành với phụ tải trên 80%.
Các nhà máy vận hành sản xuất ổn định với phương án sản xuất kinh doanh được xây dựng theo hướng tăng cường quản trị, tiết giảm các chi phí sản xuất để giảm lỗ, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng chất lượng và đa dạng chủng loại sản phẩm, do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục được cải thiện, chi phí biến đổi đã thấp hơn giá bán (trong tháng 8 năm 2017, chênh lệch biến phí và giá thị trường dao động từ 52.000 - 892.000 đồng/tấn.
Riêng Dự án DAP số 2, chênh lệch là -846.000 đồng/tấn do ngừng sản xuất, tuy nhiên, vẫn chưa có hiệu quả chủ yếu do giá nguyên liệu vẫn cao (giá than cho sản xuất phân bón đã được điều chỉnh từ ngày 1/4/2017 nhưng vẫn cao hơn so với mức kỳ vọng của doanh nghiệp).
Cũng theo thông tin từ Bộ Công Thương, tính đến 15/9/2017, kết quả sản xuất kinh doanh của 4 đơn vị đã có những cải thiện đáng kể cả về doanh thu, sản lượng và mức độ thua lỗ.
Chi phí biến đổi của các sản phẩm Urê và DAP đã thấp hơn giá bán, góp phần tạo dòng tiền bù đắp 1 phần chi phí cố định và tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động. Từ tháng 8/2017 Công ty CP DAP – Vinachem đã có lãi trong kỳ khoảng 4 tỷ đồng, tháng 9/ 2017 ước tính lãi 6,766 tỷ đồng, dự kiến cuối năm 2017 có lãi lũy kế.
Tuy nhiên, 3 đơn vị còn lại vẫn còn lỗ do còn gặp rất nhiều khó khăn về: Giá nguyên liệu cao (giá than); giá sản phẩm thấp (giá Urê); nhiều chính sách chưa được áp dụng (sửa Luật thuế 71/2014/QH13)
-
Vinachem lỗ nặng vì bị 4 công ty phân bón "thổi bay" hơn 3.000 tỷ lợi nhuận
Từ vị thế là một tập đoàn kinh tế hàng đầu với lợi nhuận mỗi năm lên đến vài nghìn tỷ đồng, Vinachem bất ngờ báo lỗ 627 tỷ đồng trong năm 2016.
-
8 sai phạm lớn của đại dự án thua lỗ ngàn tỷ Nhà máy Đạm Ninh Bình
Theo kết luận thanh tra, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phê duyệt điều chỉnh dự án trên cơ sở kết quả đánh giá hiệu quả tài chính thấp, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro...
-
Cận cảnh những nhà máy phân bón thua lỗ nghìn tỷ đồng của Vinachem
Bốn trong số 12 ông lớn Nhà nước thua lỗ nặng nề năm 2016 đã làm rúng động dư luận khi số lỗ của họ lên đến hàng nghìn tỷ đồng/năm. Sau cơn bàng hoàng...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau