Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi
1. Những dịch hại chính trên cây ăn quả có múi
- Sâu hại phổ biến: Sâu vẽ bùa (P. citrella), rầy chổng cánh (D.citri), nhện rám vàng (P. oleivora), nhện đỏ cam (P.ctri), các loại rệp muội (T. aurantii, A.gosypii), rệp sáp giả cam (P.citri), rệp vảy đỏ cam (A. aurantii), sâu đục cành cam (C.argerntatum), ngài hút quả (O.fullonia), ruồi đục quả (B. dorsalis), bọ xít xanh hại cam (R. humeralis), sâu nhớt (C.metallica), câu cấu xanh (H.squamousus).
Các loại sâu hại trên cây có múi
- Bệnh hại phổ biến: Bệnh vân vàng lá Greening (L. asiaticum), bệnh Tristeza (Virus), bệnh loét (X.axonopodis pv. Citri), bệnh chảy gôm (Phytophthora spp.), bệnh sẹo (E.fawcettii), bệnh đốm đầu (Mycosphaerella citri), bệnh lớp muội đen (Capnodium citri), bệnh đốm muội đen (Meliola citri).
2. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi
2.1. Biện pháp canh tác quản lý dịch hại trên cây có múi
- Chỉ trồng cây ở nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây ăn quả tự nhiên trên cây có múi (mực nước ngầm không quá cao,…)
- Trồng mới vườn cây có múi: cầy bừa kỹ lớp đất trên mặt, đào hố trồng ít nhất trước 2 tháng, đào hố để riêng đất ở trên mặt, khi trồng dùng lớp đất này lấp trực tiếp vào rễ cây được trồng. Vườn trồng mới phải dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật đem phơi khô và đốt.
+ Mùa khô cần tưới nước để cây ra lộc đồng đều.
Xem thêm - Brassinolide 0.15% SP (Giải độc cây trồng) Hormone thực vật tan trong nước |
- Vệ sinh đồng ruộng: thường xuyên dọn sạch cỏ ở vùng gốc cây, tiêu hủy, dọn các cành, quả rụng trong vườn vì chúng chứa nhiều vùng dịch hại.
- Xen canh: khi cây nhỏ cần giao tán cần trồng xen cây ngắn ngày (đậu tương, lạc,…) để vừa tăng thu nhập, vừa hạn chế cỏ dại, tạo điều kiện làm giàu khu hệ thiên địch tự nhiên của dịch hại.
+ Mật độ trồng hợp lý với từng vùng và từng chủng loại cây ăn quả có múi.
+ Dùng phân hữu cơ hoai mục, phân bón cân đối, tránh bón nhiều phân đạm. Nơi có bệnh sưng rễ mà đất chua cần bón vôi.
2.2. Biện pháp thủ công trong quản lý dịch hại cây có múi
- Đốn tỉa cành già cỗi không còn khả năng ra quả, cắt bỏ cành bị sâu bệnh nặng. Ngắt bỏ lộc không cần thiết nhằm hạn chế nguồn thức ăn của rầy chổng cánh và sâu vẽ bùa hại cam. Để những cành khỏe phân bố đều trong tán cây. Đốn tỉa tạo tán đúng cách, tạo thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt, không thuận lợi cho dịch hại phát triển.
- Thu bắt ổ trứng, sâu non, nhộng của một số sâu hại bắt gặp trong quá trình chăm sóc cây.
- Bẫy lồng với mồi có mùi vị (quả mít) đặt xung quanh vườn về phía có rừng để thu bướm hút quả.
Dùng bẫy màu vàng để phòng trừ sâu bệnh hại
- Dùng bẫy bả protein hoặc bẫy bằng Methyl eugenol để trừ ruồi đục quả.
2.3. Dùng giống kháng sâu bệnh, sạch bệnh để phòng bệnh hiệu quả trên cây có múi
- Sử dụng giống sạch bệnh được sản xuất theo công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng. Đây là giải pháp rất quan trọng để phòng chống bệnh vân vàng lá Greening và các bệnh khác do siêu vi trùng gây nên.
- Với bệnh do nấm Phytophthora cần gốc ghép có tính chống dịch bệnh (Poncirus) trong sản xuất cây giống, chỗ ghép phải cao trên cỗ rex 40-50cm.
2.4. Biện pháp sinh học trong quản lý dịch hại trên cây có múi
- Bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên trong vườn cây ăn quả có múi.
- Nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina và duy trì chúng trong vườn cây ăn quả có múi. Biện pháp này hiệu quả trong hạn chế số sâu hại chính trên cây ăn quả có múi.
- Sử dụng chế phẩm nấm Trichoderma để hạn chế bệnh có nguồn gốc từ trong đất.- Sử dụng chế phẩm sinh học có nguồn gốc sinh học, thảo mộc để trừ sâu ăn lá, chế phẩm nấm Beauveria trừ câu cấu xanh,…
2.5. Biện pháp hóa học trong quản lý tổng hợp dịch bệnh trên cây có múi
- Đối với vườn trồng mới bằng giống sạch bệnh cần phải phòng trừ triệt để côn trùng môi giới để chống tái nhiễm bệnh vân vàng lá Greening. Cần đặt bẫy màu vàng ở xung quanh vườn mới trồng để phát hiện sự xuất hiện của trưởng thành rầy chổng cánh. Khi có rầy chổng cánh trưởng thành tiến hành phun thuốc Confidor hoặc Abamectin.
- Sử dụng dầu khoáng hoặc dầu khoàng hỗn hợp thuốc hóa học để phòng chống nhện đỏ cam, nhện rám vàng, các loại rệp sáp, sâu vẻ bùa cam. Để có hiệu quả cao trong phòng trừ nhện rám vàng cần phun khi đường kính quả không quá 2cm. Đối với sâu vẽ bùa cam thì tiến hành phun khi lộc mới nhú.
- Trên cây ăn quả có múi, có thể phun thuốc Boocdo để trừ bệnh loét bệnh sẹo, Alielte, Ridomil trừ bệnh do nấm Phytophthora.
Trong chiến lược quản lý dịch hai tổng hợp trên cây có múi cần nhấn mạnh các biện pháp canh tác kết hợp với sử dụng giống sạch bệnh, dùng dầu khoáng kết hợp với bẫy bả protein hoặc bẫy bằng Methyl eugenol để trừ ruồi đục quả.
-
Một số tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả có múi (Kỳ 2)
Để nâng cao năng suất, chất lượng quả và hiệu quả sản xuất cây có múi, cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật.
-
Sâu, bệnh hại cây Địa hoàng và biện pháp phòng trừ
Sâu bệnh hại trên Địa hoàng tương đối nhiều, gây hại nhiều nhất là bệnh hại làm giảm năng suất nghiêm trọng. Tôi xin trình bày đặc điểm và biện pháp phòng trừ 1 số bệnh hại điển hình...
-
Sổ tay phòng trừ sâu, bệnh hại cây ăn quả có múi
giới thiệu đặc tính nhận dạng, tập tính sống và gây hại, biện pháp phòng trừ 1 số côn trùng hại cây ăn quả có múi (bọ trĩ, bọ xít xanh,...)
-
Một số sâu bệnh hại phổ biến trên cây sắn (khoai mì) và cách phòng trừ hiệu quả
Những năm gần đây diện tích trồng sắn ở nước ta ngày càng mở rộng bên cạnh đó, dịch hại phát triển mạnh làm giảm năng suất sắn,...
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài