Biện pháp phòng trừ 1 số bệnh hại điển hình cho cây địa lan

Bệnh hại trên cây địa lan

1. Bệnh sinh lý ở địa lan

Triệu chứng một số bệnh sinh lý ở địa lan

Bộ phận

Triệu chứng bệnh

Nguyên nhân

Vàng lá, mầm non vừa nhỏ vừa sinh trưởng chậm, không xoăn

Thiếu đạm

Lá từ màu xanh chuyển sang vàng, bộ phận khác bình thường

Thiếu ánh sáng

Lá tím đặc biệt là lá non

Sang chậu không đúng hoặc rễ quá già

Đuôi lá bị khô, lan dần xuống dưới, nhưng không lây, nhiễm rễ trên mặt chậu chết khô

Bón nhiều phân hoặc bón không thỏa đáng

Lá cháy khô thêm đốm đen

Ánh sáng quá mạnh

Lá xoăn chuyển màu xanh xám rất nhanh, thân giả cũng dần dần xoăn lại

Nhiều nước hoặc thoát nước kém

Lá dần dần xoăn lại, lá già có màu vàng xanh, nặng thì sẽ bị rụng

Trồng quá dày, thông gió kém

Bộ rễ

Rễ bị chết khô, trên bị nhiều hơn dưới, thân lá khô héo

Bón quá nhiều phân hoặc độ ẩm của chậu quá cao

Rễ ở mầm non khỏe, còn các rễ khác đều bị chết

Tưới quá nhiều nước hoặc giá thể quá mục, thoát nước kém

Vỏ thân giả

Vỏ thân giả bị xoăn lại, sai vài tuần hoặc vài tháng lá bị vàng

Ánh sáng quá mạnh

Vỏ thân giả bị cháy từng mảng

Thiếu ánh sáng hoặc thừa đạm thiếu kali

Nụ hoa

Nụ hoa ngừng sinh trưởng

Ban đêm chiếu sáng quá mạnh, thời gian chiếu sáng không thỏa đáng, hoặc nhiệt độ ban đêm quá cao

Đài hoa

Nụ hoa bị vàng rồi dần dần chuyển sang m,àu đỏ da cam nhạt và rụng

Ngộ độc thuốc hoặc cây sinh trưởng quá yếu

Đài hoa vàng sau chuyển sang màu xám

Nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch quá lớn hoặc ngộ độ

Đài hoa dính vào nhau, khó tách

Độ ẩm không khí quá thấp

Phần dưới cánh hoa có màu đỏ

Quá lạnh

Hoa tàn sớm, từ phòng vàng hoặc phớt hồng

Ngộ độc thuốc

Hoa dị dạng

Trong khi phân hóa mầm hoa cây bị ngộ độc hoặc nhiệt độ chênh lệch quá lớn, hoặc thúc hoa không thỏa đáng

 

2. Một số bệnh điển hình do nấm, vi khuẩn, trực khuẩn tuyến trùng gây bệnh cho địa lan

2.1. Bệnh thán thư

thán thư địa lan

- Triệu chứng điển hình

+ Các bộ phận của địa lan như thân lá, vỏ thân giả, đài hoa, cánh hoa thường bị bệnh thán thư, thường thấy ở những cây chăm sóc kém.

+ Những cây tổn thương do rét, ngộ độc thuốc, cháy nắng và những cây sinh trưởng kém do bón quá nhiều đạm, giá thể quá chua hoặc trồng quá dày, rễ thiếu không khí làm cho bộ rễ phát triển kém đều dễ mắc bệnh. Khi vi khuẩn xâm nhập vào lá, vỏ thân giả, đầu tiên xuất hiện đốm đen dài trên nền màu xám hoặc xanh vàng và hình thành các bào tử trên đó.

+ Giữa bộ phận chưa bị nhiễm bệnh và bộ phận đã nhiễm bệnh có ranh giới rõ rệt,ở giai đoạn sau vết bệnh loang dần rồi liền với nhau tạo thành vết lõm hoặc từ màu đen.

- Biện pháp kỹ thuật:

+ Tăng cường chăm sóc, tạo cho cây đủ ánh sáng, thông thoáng, tránh bị tổn thương là cách phòng trừ sâu bệnh thán thư tốt nhất.

+ Mùa mưa phun nên phun ít nước, bón thêm phân hữu cơ nhằm nâng cao khả năng chống bệnh, không được bón quá nhiều đạm. Khi bị bệnh nhất thiết không được tưới nước, lập tức cắt bỏ vết bệnh và đem tiêu hủy.

2.2. Bệnh thối rữa

bệnh thối rửa địa lan

Đây là loại bệnh hại do trực khuẩn gây ra với sự xâm nhiễm của men ác tính và men thối rữa trong đơn bào thực vật gây nên. Do đó tùy thuộc vào vị trí sinh bệnh và triệu chứng của bệnh mà còn có thể phân chia thành các bệnh như bệnh thối đen, thối tâm, thối gốc, bệnh đổ rạp.

- Triệu chứng của bệnh thối rửa

+ Khi bệnh nặng bắt đầu từ lá non sát gốc, lúc đầu lá mất màu xanh hoặc đốm tròn như giọt nước, sau đó loang dần thành các vết thối rữa, màu nâu nhạt, rồi nâu đen, cho đến khi toàn cây bị chết khô.

+ Triệu chứng bệnh rất khó phân biệt với bệnh bạch quyển (lụa trắng) và bệnh do khuẩn lưỡi liềm gây nên.

- Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh:

+ Ở các vùng có khí hậu ấm áp, quanh năm đều có thể phát sinh bệnh nhưng cậy bị hại nặng nhất vẫn là mùa xuân do có mưa phùn ít nắng, môi trường không thông thoáng.

+ Cây lan sau khi phát bệnh nếu như không xử lý kịp thời sẽ lan đến thân giả và bộ rễ là loại bệnh hủy hoại hoàn toàn.

+ Bệnh này có thể bị lây lan qua mưa, cũng có thể lây qua côn trùng khi di chuyển.

- Phòng trừ bệnh:

+ Tránh tưới quá nhiều nước và để vườn lan đủ ánh sáng, thông thoáng.

+ Khi mới phát bệnh nên dùng dao đã khử trùng cắt bỏ phần bị bệnh và dùng loại thuốc có chứa 70% Mn và Zn pha loãng 1/600 - 1/1.000.

2.3. Bệnh vi khuẩn thối nhũn (bệnh đốm nâu)

bệnh đốm nâu địa lan

- Triệu chứng bệnh:

+ Bệnh vi khuẩn thối nhũn hại lá, mầm và thân già, lá. Sau khi bị nhiễm bệnh giai đoạn đầu xuất hiện các vệt như nước đọng, sau biến thành màu nâu hoặc màu đen và lan ra rất nhanh, thành những mảng thối nhũn chảy nước, bệnh lan truyền theo nước tưới hoặc nước mưa.

+ Nếu như thân già bị nhiễm bệnh cũng xuất hiện các hạt nước đọng, sau đó xuất hiện các vết bệnh màu nâu hoặc màu đen, cuối cùng mềm nhũn, thối rất nhanh.

- Đặc điểm phát sinh phát triển

+ Mầm non thường bị nhiễm bệnh vào đầu mùa hè, bệnh xâm nhập vào qua các vết đứt gẫy, sâu cắn, khi gặp mưa nhiều, môi trường không thông thoáng bệnh sẽ rất nặng và lan ra rất nhanh chỉ cần 3-5 ngày toàn bọ lá bị thối nhũn kể cả lá non cũng như lá già.

+ Bất cứ mùa nào trong năm cũng có thể phát bệnh nhưng mùa đông giảm hơn một chút, ở những bộ phận nhiễm bệnh đã bị phân giải chỉ cần va nhẹ đã có dịch chảy ra đồng thời có mùi tanh của cá, khi nhỏ vài giọt dịch đó vào chén nước thấy ngay nước đục tỏa ra xung quanh.

- Phòng trừ bệnh:

+ Chú ý môi trường khi thoát nước tốt, ánh sáng đầy đủ. Các loại thuốc thường ít tác dụng với loại bệnh này, cho nên tốt nhất là loại bỏ cây bị bệnh.

Nguồn: Giáo trình hoa lan - Trường đại học Thái Nguyên
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status