Đặc điểm hình thái và yêu cầu ngoại cảnh của địa lan

1. Đặc điểm thực vật học

Địa lan thuộc cây thảo mộc lâu năm, cũng giống như các cây bụi có hạt khác, gồm có 6 phần: Rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt.

Cymbidium - Địa lan

  • Rễ của địa lan

Rễ của địa lan rất phát triển, rễ nhiều hình trụ, mềm, to và mập. Phần lớn có màu tro nhạt. Rễ chính và rễ phụ đều có chóp rễ, đôi lúc có phân nhánh. Cấu trúc bên trong điển hình của thực vật đơn tử diệp, biểu bì tương đối phát triển ký sinh ở thân cây hoặc cành, cũng đôi khi rễ chọc xuống, hình thành rễ khí. Rễ của địa lan không những có chức năng hút nước và dinh dưỡng mà còn có thể dự trữ nước và dinh dưỡng. Bộ phận biểu bì tiếp xúc với ánh sáng chuyển thành màu xanh để tiến hành quang hợp. Trong biểu bì và vùng rễ thông thường có khuẩn rễ cộng sinh. Hai bên cùng hút nước và dinh dưỡng trong tự nhiên để trao đổi và cùng tồn tại. Các sợi thực khuẩn thể sau khi thâm nhập vào bên trong rễ của lan sẽ dần dần bị phân giải để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây lan sinh trưởng, phát triển.

  • Thân địa lan

Thân của địa lan phình to, ngắn đa số hình trứng tròn, hình bầu dục, hình bán cầu dục, dạng trứng hoặc hình gậy và có tên gọi là giả hành, đây là bộ phận dự trữ nước của thân. Bình thường giả hành được phiến lá hoặc bẹ bao bọc cho đến khi già phiến lá rụng thì mới lộ ra. Thân hành thông thường chồng lên nhau, chỗ tiếp giáp chỉ có một đoạn thân ngầm rất ngắn, cũng có loài giả hành không rõ.

  • Lá địa lan

Lá của địa lan phần nhiều có 6-8 lá chồng lên nhau, dài từ 50-100cm, rộng thường 1,5 - 3,5cm, đuôi nhọn, phần dưới đối diện ôm lấy nhau, dưới có đốt, mép lá phẳng. Các loài, giống khác nhau thì lá có kích thước, hình dáng, màu sắc khác nhau. Có loại bả lá hẹp như Độc chiều xuân, Lan đầu hổ lá ngắn, Đại tuyết lan... thường bề rộng của lá từ 1,2-2cm, có loại rộng như lan Văn ban, Bích ngọc lan, Hoàng đơn lan lá rộng ≥ 4cm. Màu sắc lá của địa lan chịu ảnh hưởng của độ chiếu sáng mạnh yếu mà thay đổi từ màu xanh vàng đến xanh đậm. Thông thường những cây mọc ngoài trời lá tương đối thẳng, dày, lá cứng hoặc nhỏ dài và có tầng cutin khá dày giữ ẩm tốt, nước khó bốc hơi, thậm chí lá còn là bộ phận giữ nước và dinh dưỡng. Còn những cây mọc trong bóng râm lá mỏng mềm, màu lá xanh đậm.

  • Hoa địa lan

Toàn bộ địa lan là hoa bướm, thường có 10 đóa hoa bám vào cành, cành hoa dài 30-100cm, thẳng hoặc dài theo trạng thái tự nhiên, thông thường loại to có đường kính khoảng 10cm, loại vừa 7-8cm, loại nhỏ 3-4cm. Kết cấu đóa hoa đơn giản, có 7 bộ phận cấu thành, tức là 3 đài hoa, 3 cánh hoa và 1 nhị cái, nhụy đài giống như cánh hoa. Trong 3 cánh hoa, mép của cánh hoa có hình thù khá đặc biệt, nhìn bên ngoài hết sức hấp dẫn, phía trên có rất nhiều u lớn, hơn nữa vị trí cũng thay đổi, lẽ ra mép hoa phải ở phần trên cánh hoa, nhưng cuống hoa từ phòng xoay chuyển quá phức tạp làm cho đóa hoa chuyển 1800 làm cho mép của cánh hoa biến thành một cánh hoa. Còn nhị đực và nhị cái kết hợp của họ lan. Bộ phận lõm xuống của đầu vòi nhụy có chất kết dính hoặc lồi lên, tức là khu vực đầu vòi nhụy, rất nhiều giống chỉ có một nhị đực có chứa phấn hoa, bên ngoài của phấn hoa có màng chùm lên, số lượng túi phấn tùy thuộc vào giống, thường 2-4 túi.

Đóa hoa địa lan là trung tâm ngưỡng mộ của mọi người, bởi vậy giống tốt hay xấu được quá trình bởi đóa hoa to hay nhỏ, hình dáng, màu sắc, chất lượng và thời kỳ ra hoa dài ngắn.... Thông thường yêu cầu cánh hoa, đài hoa đều phải to, tốt nhất là phần giữa của 2 cánh hoa xếp chồng lên nhau, mép cánh hoa sau khi nở có hình ô van, kẽ hở giữa 2 cánh hoa càng nhỏ càng tốt. Thường thường về màu sắc cánh hoa và đài hoa có màu sắc giống nhau nhưng mép hoa lại có màu khác và tốt nhất là màu sáng, đẹp; nếu có vân hoặc vết hoa thì hoa càng có giá trị. Chất lượng và độ dày của cánh hoa thì tốt nhất là loại cánh nhẵn, dầy và vân nhỏ. Loại cánh hoa dày chắc ít rụng, dùng được lâu, dễ vận chuyển, thời gian ra hoa dài.

Những giống có hoa đẹp là những giống mà hoa xếp ngay ngắn, khoảng cách vừa phải, hình dáng đẹp.

  • Quả và hạt của địa lan

Quả của địa lan thuộc loại quả sóc, hình dáng to nhỏ tùy thuộc vào giống bố mẹ. thông thường có hình trắng dài, dài từ 10-20cm. Tử phòng ở phía dưới nối liền với cánh hoa, khó tách, một ngăn tử phòng. Mỗi quả có 3 cánh, 2 cánh tiếp giáp nhau phân hóa thành mảng, vách ngăn thai, gồm 3 mảnh. Mỗi một khoang đầu thai tử phòng chọc thẳng lên đỉnh tạo thành bó nhô lên vách tử phòng. Vách tử phòng bao lấy khoang đầu thai, mỗi khoang đầu thai có nhiều phôi trụ, được thụ phấn bằng côn trùng, nhân tạo các phôi trụ phát dục thành đạt. thời gian từ thụ tinh đến hạt thành thục khoảng 6-10 tháng, thậm chí dài hơn. Khi quả chín thì nứt dọc, hạt tung ra ngoài.

 Hạt của địa lan rất nhỏ khoảng 0,5mm, rất nhẹ, nhưng rất nhiều. Phần lớn hạt có hình trứng tròn, giữa có một phôi nhỏ, ngoài có lớp tế bào mỏng trong suốt và có vân tròn làm tăng độ dày. Trong vỏ hạt có nhiều không khí, cản trở hút nước, dễ phát tán theo nước và gió. Thông thường phôi phát dục không hoàn hảo, không có phôi nhũ, mà chỉ có tế bào phôi chưa phân hóa hình trứng tròn rất khó nảy mầm.

2. Yêu cầu ngoại cảnh

Nguyên sản của giống địa lan ở phía Đông núi Hymalaya, Nam đến Trung Nam bán đảo Ấn Độ Dương, có độ cao so với mặt biển từ 1.000-3.000m. mùa đông khô lạnh nhưng không có sương muối, mùa hè ấm nhưng không oi bức, hình thành đặc tính ưa khí hậu ấm, mát mẻ, ẩm ướt, không khí trong lành. Địa lan mùa đông thường sợ gió hanh lạnh, mùa hè sợ oi bức. các con lai ở thế hệ sau vẫn mang đặc tính đó của bố mẹ, hình thành đặc tính sinh lý khác với quần thể lan châu Âu.

  • Ánh sáng

Ánh sáng là tác nhân chủ yếu để cây lan tiến hành quang hợp. không có ánh sáng, diệp lục của hoa lan không thể tiến hành quang hợp, tức là không có dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho cây lan, nhu cầu của hoa lan đối với ánh sáng tùy thuộc vào loại hoa lan, kể cả cùng một loại giống lan nhưng nhu cầu đối với ánh sáng ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Nhìn chung địa lan cần lượng ánh sáng từ 15.000-70.000lux. Khi lượng ánh sáng thỏa mãn, cây lan sinh trưởng phát triển rất khỏe, thân vươn dài lá ngắn rộng, thịt lá dày, màu lá xanh nhạt hoặc xanh vàng, thân giả chắc mập, nhiều hoa, tỷ lệ nở cao, màu hoa sặc sỡ. Nếu như độ chiếu sáng quá lớn (lớn hơn 70.000lux) sẽ ức chế quang hợp nhất là mùa hè thu, thời tiết khá ẩm, ẩm độ tương đối thấp, ánh sáng trực xạ mạnh sẽ làm tổn thương lá. Bởi vậy mùa hè và hè thu nên che nắng cho cây lan, giảm bớt lượng ánh sáng và tăng độ ẩm không khí, tránh làm tổn thương đến cây lan. Trái lại khi thiếu ánh sáng (<10.000lux) quang hợp của cây lan sẽ giảm, không đủ dinh dưỡng thường dẫn đến mọc vống, lá nhỏ dài màu xanh sẫm, thịt lá mềm mỏng, lá chúc xuống, ra hoa ít, đóa hoa nhỏ, màu hoa kém sặc sỡ. Bởi vậy trong điều kiện thiếu ánh sáng đặcbiệt là mùa đông, xuân cần phải bỏ ngay vật liệu che nắng để cây lan có nhiều ánh sáng mặt trời. Nếu như thời tiết âm u kéo dài khi cần biện pháp chiếu ánh sáng nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây lan.

  • Nhiệt độ

Tính thích ứng của địa lan đối với nhiệt độ là tương đối rộng, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 10-250C, thông thường nhiệt độ bình quân khoảng 150C là cây lan có thể ra mầm lá, 20-300C cây sinh trưởng tương đối nhanh, dưới 50C và trên 300C cây ở trạng thái ngủ nghỉ. Nếu nhiệt độ dưới 00C trong thời gian ngắn chỉ có cây con bị chết rét, đối với cây con đã lớn và cây trưởng thành ảnh hưởng không lớn. Khi nhiệt độ cao hơn 300C, mặc dù ảnh hưởng không rõ đến cây lan, nhưng hay sinh ra hiện tượng hình thành hoa từ sớm, mầm hoa thui chột. Trong thời gian cây sinh trưởng phát triển, điều kiện nhiệt độ ban ngày 22-280C không thấp hơn 180C và không cao hơn 300C, ban đêm là 18-220C, tốt nhất không thấp dưới 150C hoặc cao hơn 300C. Trong thời gian phân hóa mầm hoa, nhiệt độ ban ngày là 18-220C, tốt nhất là không dưới 150C hoặc cao hơn 300C, ban đêm là 12-180C, tốt nhất không dưới 100C hoặc cao hơn 180C. Khi hoa nở nhiệt độ ban ngày 20-250C tốt nhất không dưới 180C hoặc cao hơn 280C, nhiệt độ ban đêm là 15-200C, tốt nhất không cao hơn 210C cũng không dưới 100C.

  • Ẩm độ

Đa số giống địa lan có nguồn gốc từ các đồi của núi Hymalaya thích hợp với môi trường sinh thái nhiều mưa. Vì vậy trồng địa lan phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho giá thể và phun nước thường xuyên, duy trì nhiệt độ không khí ở mức độ khá cao. Nếu giá thể quá khô rễ không thể hút được nước, trong khi cây lan không ngừng bốc hơi nước làm cho cây lan bị héo rũ; giá thể quá ẩm, chậu lan đọng nước, rễ thiếu không khí, cây thiếu Oxy dẫn đến ngạt thở. Nhưng nếu chỉ đảm bảo độ ẩm cho giá thể vẫn chưa đủ mà còn phải tìm mọi biện pháp để duy trì độ ẩm không khí, bởi vì độ ẩm không khí quá thấp, cây lan sinh trưởng kém, thường là rẽ sinh trưởng yếu, nhỏ bé, lá hơi vàng. Bởi vậy tưới nước cho lan phải căn cứ vào chậu to hay nhỏ, giá thể nhiều hay ít, độ to nhỏ của giá thể và khả năng giữ nước, điều kiện ánh sáng nhiệt độ của mùa sinh trưởng và nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lan ở giai đoạn khác nhau mà cấp nước kịp thời, đầy đủ. Định kỳ tưới nước duy trì giá thể ẩm ướt, thường xuyên phun nước tăng cường độ ẩm không khí. Thông thường trong thời gian sinh trưởng địa lan cần nước đầy đủ và duy trì độ ẩm không khí khá cao, tốt nhất là từ 70-80%, tối thấp không thể thấp hơn 60%, tối cao không thể quá 95%. Thời gian hoa nở cần lượng nước vừa phải, nhiều nước quá sẽ dẫn đến trao đổi chất tăng, phát sinh nấm bệnh... làm cho thời gian hoa nở rút ngắn làm giảm giá trị cành hoa, cung cấp nước ít không thể thỏa mãn hoa nở, dễ dẫn đến rụng nụ, rụng hoa, đồng thời sẽ làm cho thời gian ra hoa ngắn lại. Độ ẩm không khí tốt nhất là 60-70%, tối cao không quá 80%, tối thấp không quá 50%.

  • Thông gió

Nguyên chủng đại lan thuộc loại lan phụ sinh, bán khí dễ ưa môi trường thoáng gió, môi trường thoáng gió dễ dẫn đến tình trạng thái CO2, ảnh hưởng đến quang hợp và dễ phát sinh bệnh. Bởi vậy chọn môi trường trồng lan lý tưởng ngoài việc chú ý đến ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm còn phải chú ý đến thông gió, thoáng khí, giữ cho không khí trong lành. Trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển của địa lan cần có gió (thông thường khi thấy đuôi lá lan bị gió lay là được) để cuốn đi hơi nước thoát ra từ lá và khí bị ô nhiễm, thúc đẩy sự tuần hoàn nước được đẩy từ rễ và bốc hơi qua lá, khiến cho cây sinh trưởng nhanh. Đặc biệt cũng cần chú ý tới độ đối lưu của không khí theo mùa sinh trưởng và trạng thái sinh trưởng và phát triển của cây lan, tránh sự đối lưu không khí quá nhanh làm tổn thương đến lá lan. Những nơi mùa đông giá lạnh cần chú ý sự xâm nhập của không khí lạnh, thường thường chỉ nên thay đổi không khí trong vườn hoa vào buổi trưa, khi trời râm sẽ đáp ứng sinh trưởng phát triển bình thường của cây lan.

Cần phải chỉ ra rằng tác dụng của 4 yếu tố môi trường là ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và thông gió luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy, cùng ức chế. Bởi vậy mấu chốt để nuôi tốt địa lan cần phải căn cứ vào các giai đoạn phát triển, điều tiết một cách linh hoạt các yếu tố nhằm bổ sung những mặt thiếu của môi trường nuôi dưỡng, tạo ra môi trường sinh thái tốt nhất cho cây lan sinh trưởng phát triển bình thường.

Nguồn: Giáo trình Hoa Lan - Đại học Thái Nguyên (Trường Đại học Nông Lâm)
Bài liên quan
  • Các loại địa lan phổ biến ở Việt Nam Các loại địa lan phổ biến ở Việt Nam
    Đây là những loài lan mọc trên đất, có rễ ăn vào trong đất hoặc len lỏi giữa các kỹ đá. Thân cây có thể nổi trên mặt đất (bán địa lan) hay ngập trong đất (địa lan thật)...
  • Kỹ thuật nhân giống hoa lan (phong lan, địa lan) Kỹ thuật nhân giống hoa lan (phong lan, địa lan)
    Trong thực tế hoa lan ít khi nhân giống hữu tính, bởi vì hạt của lan rất nhỏ, kỹ thuật gieo ươm phức tạp, tỷ lệ nẩy mầm thấp và tính phân ly lớn khi trồng bằng hạt, khó duy trì được đặc tính tốt của cây mẹ...
  • Giới thiệu, phân loại và chọn tạo giống địa lan Giới thiệu, phân loại và chọn tạo giống địa lan
    Địa lan Cymbidium, là loài lan nằm trong lớp thực vật đơn tử diệp, chủng loại đa dạng, được người Trung Quốc trồng từ lâu đời và hiện nay được nuôi trồng ở nhiều nơi trên thế giới...
DMCA.com Protection Status