Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cúc

Cây trồng liên quan: Cây hoa cúc

Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cúc

1. Yêu cầu nhiệt độ của cây hoa cúc

Cũng như các loài hoa khác, nhiệt độ là 1 trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc.

- Hoa cúc có nguồn gốc từ khí hậu ôn đới vì vậy là loại cây ưa khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp cho cúc phát triển là 15 – 23 ºC. Nó có thể chịu được nhiệt độ trong ngưỡng cho phép từ 10 – 35ºC, trên 35ºC và dưới 10ºC cúc sinh trưởng phát triển kém, kìm hãm sự phát triển của hoa, ảnh hưởng đến màu sắc và độ bền của hoa.

Lưu ý: Bố trí thời vụ cho hợp lý. Nếu nụ đã được phân hóa gặp điều kiện nhiệt độ thấp, quá trình phát dục sẽ bị chậm lại dẫn đến hoa nở muộn. Thời gian nở hoa sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiệt độ và đặc điểm của giống.

- Để rễ cúc sinh trưởng phát triển tốt, nên giâm hoặc nhân giống cúc vào mùa xuân hoặc mùa thu. Điều kiện thời tiết mùa hè rất khó cho việc giâm cành cúc.

- Đặc biệt vào thời kỳ cây con cây cúc cần nhiệt độ cao hơn các thời kỳ khác. Thời kỳ ra hoa nếu đảm bảo được nhiệt độ thích hợp tì hoa cúc sẽ nở to, đẹp và bền hoa.

Kết luận: Theo nghiên cứu nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình sinmh sống của cúc theo 2 mặt chính:

- Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát dục, phát triển của nụ, thúc đẩy quá trình ra hoa.

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc hoa.

2. Phản ứng quang chu kỳ của cây hoa cúc

ánh nắng ảnh hưởng đến sự phát triển hoa cúc

Quang chu kỳ ảnh hưởng đến sự ra hoa của cúc. Thời gian chiếu sáng càng kéo dài, dẫn đến cây sinh trưởng phát triển mạnh, tập chung phát triển thân lá, hoa nở muộn nhưng chất lượng hoa tăng.

- Hầu hết các giống hoa cúc trong thời kỳ sinh trưởng cần ánh sáng ngày dài trên 13h, nhưng đặc biệt vào giai đoạn ho trỗ cần ánh sáng ngày ngắn hơn 10 – 11 giờ.

- Theo nghiên cứu, hoa cúc là cây ngày ngắn, ưa sáng và đêm ưa lạnh, khí hậu mát mẻ.

- Ở giai đoạn đầu giai đoạn cây con, cây sinh trưởng phát triển còn yếu, rễ non. Cây chủ yếu sử dụng các chất dinh dưỡng dự trữ vì vậy yêu cầu ít ánh sáng.Thời kỳ phân cành, cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp tăng sự tổng hợp chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây.

- Hiện nay có nhiều giống cúc mới nhập nội có thể ra hoa trong điều kiện ánh sáng ngày dài như: CN93, CN98,...

3. Yêu cầu của ẩm độ đến cây hoa cúc

Hoa cúc là cây yêu cầu và tiêu hao nhiều nước, nhưng không chịu được ngập úng và cũng chịu hạn kém.

- Độ ẩm thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt 60 – 70%, độ ẩm không khí 55 – 65%. Nếu độ ẩm không khí quá cao, hoa dễ bị nhiễm sâu bệnh, hoa rễ bị nhàu nát, cây con dễ đổ và khó cho việc thu hoạch.

4. Yêu cầu dinh dưỡng đối với cây hoa cúc

Cũng như các cây trồng khác phân bón là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất. Nguyên tố dinh dưỡng đã lượng N, P, K và trung vi lượng Ca, Mg, Mn,... có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất hoa.

- Đạm (N): Có tác dungh thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển cúc. Cây hoa cúc thiếu đạm cây cằn cỗi, lá chuyển vàng úa, hoa nhỏ, không bền. Chú ý cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giai đoạn cúc phân cành và thời kỳ phân hóa mầm hoa. Giúp cho cúc sinh trưởng phát triển khỏe, hạn chế sâu bệnh hại. Lượng đmạ nguyên chất dùng bcho 1ha là 140 – 160kg.

- Lân (P2O5): khi bón và bổ sung đầy đủ lân cho cúc, giúp thân cức, hao bền, màu sắc đẹp ra hoa nhanh chóng, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng khác được thuận lợi. Thiếu lân rễ phát triển kém, hoa chóng tàn, màu hoa nhạt, hoa ra muộn. Lượng lân nguyên chất sử dụng cho 1 ha là 120 – 140 kg.

-Kali (K2O): Giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống sâu bệnh. Thiếu K hoa cũng bị ảnh hưởng, không tưới tắn, mau tàn. Lượng K nguyên chất cho 1ha yêu cầu 100 -120 kg.

- Dinh dưỡng trung và vi lương: tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, hạn chế sâu bệnh hại, tăng phẩm chất cho hoa.

Nguồn: Admin tổng hợp
DMCA.com Protection Status