Trồng na rải vụ nông dân lợi nhuận 260 triệu đồng/ha

Thông thường vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 là thời điểm các vùng trồng na trọng điểm sẽ bước vào thu hoạch. Khác với vùng trồng na Chi Lăng, Đông Triều, người trồng na tại Thái Nguyên áp dụng trồng na rải vụ, vụ na chín sớm hoặc chín muộn hơn so với mùa na hàng năm.

Qua hơn 1 năm thực hiện tại Thái Nguyên các vùng trồng na rải vụ đã cung cấp ra thị trường nguồn na chất lượng tốt, quả ngon, đều vị ngọt đậm đáp ứng nhu cầu sản phẩm trên thị trường, tăng giá trị sản phẩm lên 10% trở lên.

Trái na trồng rải vụ

Quy trình chăm sóc na rải vụ chủ yếu là biện pháp cắt tỉa cành, tuốt lá cưỡng bức, kỹ thuật sử dụng các chất sinh trưởng, chế độ nươc tưới để rải vụ thu hoạch. Tuy chi phí vật tư đầu vào cao hơn khoảng 6 triệu/ha nhưng năng suất, chất lượng na cao hơn so với vụ thông thường, sau khi trừ đi chi phí đầu tư người nông dân thu về chi phí lợi nhuận 260 triệu đồng/ha, tăng 60 triệu đồng/ha so với thông thường. Trồng na rải vụ là kéo dài thời gian thu hoạch nên người dân có thể tự bố trí nguồn nhân lực, thụ phấn bổ sung cho cây na.

Xuất phát từ lợi nhuận kinh tế cao từ trồng na rải vụ mang lại, nhiều người nông dân có nhu cầu gia tăng diện tích trồng. Tuy nhiên chăm sóc cây na rải vụ đúng kỹ thuật thì không phải người dân nào cũng nắm bắt đầy đủ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về kỹ thuật chăm sóc na rải vụ như sau:

1. Kỹ thuật cắt cành và tuốt lá na

- Tiến hành cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, cành không cho quả, cành khuất ánh sáng. Những cành cho trái, bấm tỉa ở vị trí đường kính từ 1-1,5cm. Sau đó tiến hành tuốt lá.

- Ngoài các biện pháp kỹ thuật trên, có thể sử dụng Paclobutrazol 20% WP để ức chế sinh trưởng của cây, kích cây ra hoa. Liều lượng sử dụng 80-120g/120L nước.

Xem thêm >> Paclobutrazol 20% WP (Ức chế sinh trưởng, kích thích ra hoa)

2. Kỹ thuật thụ phấn bổ sung cho cây na

- Chuẩn bị dụng cụ: Ống nhựa có đường kính 4mm, chiều dài 6-8cm, ống tre.

- Thời gian lấy phấn: Buổi sáng sớm 6-8 giờ hoặc buổi chiều mát 16-17 giờ.

- Cách lấy phấn hoa: Tiến hành hái hết cánh hoa, để lộ phần nhị hoa. Đặt phần răng cưa của ống nhựa vào vị trí phấn hoa xoay nhẹ nhàng, dồn phấn hoa lại mang đi thụ phấn.

- Cách thụ phấn: Chọn các hoa trong thân để thụ phấn, khi hoa bắt đầu hé nở cho dụng cụ ống nhựa đựng hạt phấn vào bên trong nhụy hoa, đẩy nhẹ ống nhựa cho phấn hoa bám vào phần nhụy hoa là được. Sau khi thụ phấn xong có thể bấm cánh hoa để đánh dấu hoa đã được thụ phấn.

Thụ phấn bổ sung cho cây na

Xem thêm >> Kỹ thuật thụ phấn bổ huyết cho cây na đậu quả 100%

3. Kỹ thuật bón phân

- Thời gian 10 ngày sau khi tuốt lá, lượng phân bón cho 1 gốc cây: 10kg Phân chuồng+1kg Super Lân+1kg vôi.

- Giai đoạn quả non, lượng phân bón cho 1 gốc: 1kg NPK10-50-10+TE.

- Ngoài ra để trái na to, ngọt hơn có thể sử dung Combo 05- Siêu kích to trái phun xen kẽ với Kali Sunphat (liều lượng 1g/L) trộn cùng Acid Fulvic (liều lượng 0.5g/L) tăng độ ngọt cho trái. Liều lượng sử dụng Combo 05 1-1.5ml/L nước.

Xem thêm >> Combo 05: Siêu kích thích to trái (Bộ nguyên liệu phối trộn tặng kèm công thức pha chế)

3. Cách thu hoạch na

- Na được thu hoạch nhiều lần trong vụ, tiêu chí xác định độ già của quả: Qủa đã mở mắt, vỏ quả chuyển sang màu vàng. Khi thu hái nên để 1 đoạn cuống và tránh làm dập quả để tăng thời gian bảo quản quả.

Mong rằng các thông tin trên hữu ích với bạn đọc! Chúc các bạn có vụ màu bội thu!

Nguồn: Admin- tổng hợp LT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status