Sâu đục trái, đục hột xoài

Cây trồng bị hại: Cây xoài
Tên khoa học: Deanolis albizonalis

Khả năng gây hại của sâu đục trái, đục hột xoài

- Trưởng thành hoạt động chủ yếu về đêm, ban ngày ẩn trốn dưới các lá cây. Trưởng thành thích đẻ trứng trên những quả khuất ánh sáng.

- Trứng được đẻ trên quả đậu khoảng 30-45 ngày và kéo dài cho đến khi thu hoạch.

Thường mỗi quả có từ 1-2 con, nhưng vào những lúc bị nhiễm nặng có thể tới 4-5 con trong một quả. Quả bị sâu hại, ở phần chóp quả có một chất lỏng tiết ra ở vết đục và nhanh chóng hình thành một chấm đen. Sâu tấn công chủ yếu là phần hột. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, ruồi… phát triển làm cho quả xoài bị thối nhanh chóng.

- Sâu non đẩy sức rơi xuống đất để hóa nhộng trong 1 cái kén bằng tơ và đất.

(A) Con trưởng thành sâu đục hột xoài; (B) Nhộng; (C) Ấu trùng trong hột xoài.

(A) Con trưởng thành sâu đục hột xoài; (B) Nhộng; (C) Ấu trùng trong hột xoài.

Biện pháp quản lý sâu đục trái, đục hột xoài

- Thu lượm những quả bị hại đem tiêu hủy để loại bỏ nguồn sâu trong quả.

- Sau thu hoạch có thể cho nước ngập mặt vườn khoảng 36-48 giờ để diệt nhộng.

- Nuôi thả kiến vàng.

- Bao quả bằng bao giấy dầu, bao keo mỏng, bao bằng vải.

- Phun thuốc khi sâu non mới nở còn ở bên ngoài quả, có thể sử dụng các hoạt chất Emamectin, Lufenuron…

Nguồn: syngenta.com.vn
DMCA.com Protection Status