Kỹ thuật trồng nho trên sân thượng cho cây sai trĩu quả
Cây nho là loại cây có giá trị kinh tế cao và giàu dinh dưỡng. Cây nho được nhiều người ưa chuộng, chính vì vậy cây nho còn được nhiều người trồng 1-2 cây ngoài vườn hoặc trên sân thượng vừa làm cây bóng mát, vừa làm cây ăn quả. Bài viết dưới đấy, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc cách trồng cây nho trên sân thượng giúp cây sai trĩu quả.
Trồng nho trong chậu đơn giản cho quả ngọt
1. Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng cây nho
- Để trồng được cho cây nho trên sân thượng, bạn cần chuẩn bị chậu trồng, hoặc có thể tận dụng các loại bao bì xi măng, chậu, khay, thùng xốp trong nhà, hoặc mảnh đất trống trong nhà để có thể trồng nho.
- Khi chọn chậu chậu trồng nho cần có những lỗ thoát nước dưới đáy chậu, để tạo độ thông thoáng cho chậu trồng. Bạn nên chọn lựa những chậu to có đường kính tối thiểu là 50x50x50cm.
2. Chuẩn bị đất trồng cây nho
- Để cây nho sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh trong chậu cần chọn lựa đất trồng là đất thịt pha cát, có độ pH từ 5,5 – 7,5. Cây nho là cây ưa sáng, chính vì vậy khi trồng bạn nên chọn lựa nơi đặt chậu có nhiều ánh sáng, thông thoáng, có vị trí thoát nước tốt và hệ thống tưới tiêu tốt nhất.
- Đất trồng phải là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Bạn có thể trộn đất trồng với phân bò ủ hoai mục hoặc phân gà, phân trùn quế + vỏ trấu + xơ dừa + than bùn hoặc mùn hữu cơ. Mỗi chậu trồng cần bón thêm vôi bột để hạn chế được sâu bệnh hại rồi phơi ải từ 7-10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
- Bạn cũng có thể đến các cửa hàng bán các loại cây cảnh mua đất sạch về để trồng.
3. Chuẩn bị giống cây nho
- Hiện nay, có rất nhiều loại giống cây nho phù hợp với đất trồng ở trên sân thượng. Bạn có thể lựa chọn giống nho phù hợp với điều kiện khí hậu ở nhà bạn hoặc giống nho mình ưa thích. Chọn các giống nho khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại tấn công, cây giống mập mạp. Tuy nhiên, giống trồng phù hợp nhất trên sân thượng là giống nho đỏ.
4. Kỹ thuật trồng nho trên sân thượng
- Sau khi mua cây giống nho thích hợp về trồng, dùng kéo cắt bỏ túi nilon nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu hoặc đứt rễ cây. Đào hố to hơn bầu ươm một chút ở giữa chậu trồng, nhẹ nhàng đặt vào hố và lấp đất lại, nhấn nhẹ đất xung quanh gốc cây để giữ cây được thẳng đứng.
Trồng cây nho con vào trong chậu và đặt nơi có ánh sáng
- Sau khi trồng xong cần tưới nước đẫm cho cây, giúp cây nhanh phục hồi lại sức khỏe.
5. Kỹ thuật chăm sóc cây nho trên sân thượng
5.1. Tưới nước cho cây
- Cây nho là loại cây không chịu được ngập úng, tuy nhiên khi trồng cây nho trên sân thượng cây nhanh khô và cần nhiều nước. Chính vì vậy, khi cây mới trồng khoảng 15 ngày đầu nên tưới nước thường xuyên cho cây ngày 2 lần.
- Khi cây đã ổn định và xanh tốt trở lại, bạn có thể 4-6 ngày tưới nước cho cây 1 lần, nếu thấy đất mặt khô trắng thì bạn nên tưới nước ngay cho cây. Nếu gặp thời tiết mưa nhiều bạn cần có biện pháp thoát nước nhanh chóng để tránh ngập úng rễ gây thối rễ và chết cây.
5.2. Bón phân cho cây nho
- Sau khi trồng cây nho được 7-10 ngày bạn có thể tiến hành bón phân cho cây, giúp cây nhanh phát triển hơn.
- Lần 1: Sau khi trồng được khoảng 7-10 ngày: bón 200g phân lân và 50g phân bón 3 màu hòa tan vào nước tưới vào gốc cây nho.
- Lần 2: Sau khi tiến hành làm giàn và đã tiến hành bấm ngọn cho cây cố định giàn nho thì nên tiến hành bón phân cho cây 1 tháng/lần cho tới khi cây cho thu hoạch quả.
- Lượng bón phân được tăng lên theo định kỳ bón của cây, giúp cây khỏe mạnh hơn và nhanh phát triển.
5.3. Làm giàn cho cây nho
- Nho là loại cây leo ưa sáng, chính vì vậy cần làm giàn nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát. Khi trồng nho trên sân thượng bạn cần chú ý làm giàn cần được chắc tránh, kiên cố để tránh tình trạng đỗ ngã.
- Làm giàn cao cách mặt đất khoảng 1,5-2m để vừa thuận tiện chăm sóc, vừa dễ dàng thu hoạch. Lưu ý khi làm giàn cần dựa cào chiều cao ngôi nhà, nếu nhà cao 3-4 tầng nên làm giàn nho trên sân thượng cao khoảng 1,5-1,7m. Nếu nhà thấp có thể làm cao hơn chút.
Làm giàn cho cây nho chắc chắn giúp cây phát triển khỏe mạnh
- Khi cây nho phát triển cao đến 25-30cm, bắt đầu cắm cọc và buộc cây nho vào cọc theo hướng thẳng góc với giàn nho để cây leo theo đúng ý mình muốn.
Lưu ý: Khi cho nho leo lên giàn nên chọn cành khỏe nhất để cho leo lên giàn và cọc, cắt bỏ những cây leo khác.
5.4. Cắt tỉa cành nho
- Cắt tỉa cành nho cho leo lên giàn: Khi cây nho leo lên được khoảng 30-40cm, có khoảng 5 mắt lá trở lên, lúc này tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1, tốt nhất nên để khoảng 2-3 cành cấp 1 khỏe. Khi cành cấp 1 dài khoảng 120cm, lúc này có thể tạo cành cấp 2 cho cây.
- Khi cành cấp 2 được 5-6 lá thật thì tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 3, bấm ngọn cấp 2 cách mắt lá thứ 2 1-2cm. Nên để khoảng 3-4 cành cấp 2 để có thể tạo tán cho cây.
- Sau khi cành cấp 3 ra được 5-7 lá thật tiến hành bấm ngọn, nên để lại 4-5 cành cấp 3 cho cây phát triển và tỏa đều sang các hướng.
- Khi tỉa cành, tạo tán cho cây nên chọn lựa những cành nhánh khỏe mạnh và loại bỏ những cành yếu, dễ bị sâu bệnh hại tấn công.
5.5. Dọn sạch cỏ và xới sao cỏ dại quanh chậu
- Nên thường xuyên dọn sạch cỏ trong chậu để giúp cây có thể phát triển và không bị cạnh tranh dinh dưỡng, nước đối với cây nho, giúp đất tơi xốp, tạo độ thông thoáng của cây.
- Ngoài ra, sau mỗi vụ thu hoạch nên tiến hành xới đất sâu giúp cây tạo bộ rễ mới và phát triển khỏe mạnh hơn. Khi xới xáo, cắt tỉa xong nên dọn sạch cỏ dại và lá rụng xuống để tránh làm nơi trú ngụ của sâu bệnh hại tấn công.
5.6. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cây nho
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh: Sâu nho rất độc nên cần phải tiến hành phun thuốc trừ sâu bệnh 1 năm/lần để tránh gây hại cho cây nho cũng như không làm ảnh hưởng đến sức khỏa chúng ta. Để hạn chế ảnh hưởng năng suất chất lượng ra quả, không nên phun thuốc sâu lúc cây ra hoa vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn. Nên tiến hành phun thuốc cho cây trước khi thu hoạch khoảng 2-3 tháng.
6. Thu hoạch quả nho
- Việc trồng nho trên sân thượng rất cần sự chăm sóc tỉ mỉ đối với cây mới giúp cây ra hoa đậu quả tốt nhất. Một cây nho được trồng trên sân thượng cũng mất gần 1 năm mới cho thu hoạch quả vụ đầu tiên. Khi thu hoạch quả đang còn xanh sẽ không thể chín, vì vậy khi thu hoạch khi quả đã chín kỹ.
Chúc bạn thành công!
-
Hướng dẫn kỹ thuật bón lót cho cây nho
Các loại phân chuyên dùng để bón lót cho cây nho phù hợp, tính toán lượng phân bón và các kỹ thuật trong xử lý phân hữu cơ...
-
Bán Vitamin B1 (Thiamin 99%) nguyên chất (Tăng sinh trưởng cây trồng, vật nuôi)
Vitamin B1 có tác dụng hỗ trợ điều hòa sinh trưởng cho cây, giúp cho hạt mọc mầm mạnh, giúp cho việc cấy ghép được dễ dàng, tăng cường sự sinh trưởng của bộ rễ, đồng thời...
-
Kỹ thuật trồng cây nho cho năng suất cao
Cây nho được trồng ở các nước thuộc vừng ôn đới và bán ôn đới. Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.
-
Giải pháp giúp cây dưỡng hoa, tăng đậu trái nhờ sử dụng chất vi lượng Bo
Bo là một trong những dưỡng chất cần thiết đối với cây trồng giúp cây dưỡng hoa, tăng tỉ lệ thụ phấn và đậu quả cao hơn so với việc bón phân hóa học.