Kỹ thuật chăm sóc cây bơ - Tủ gốc và che mát cho cây bơ

Cây trồng liên quan: Cây bơ

1. Tác dụng và hạn chế của tủ gốc

1.1. Tác dụng của tủ gốc

- Tủ gốc có vai trò giảm sự bốc hơi nước giữ ẩm cho đất.

- Bảo vệ lớp đất mặt tránh khỏi sự tác động của những hạt mưa.

- Tăng tính thấm nước và hạn chế hiện tượng xói mòn cho đất.

- Cung cấp chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác cho cây điều khi vật liệu tủ hoai mục ra nó làm thuận lợi quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khoáng điều hòa đựơc nhiệt độ và độ ẩm trong đất.

- Chống cỏ dại xung quanh gốc điều đặc biệt là cỏ tranh.

1.2. Một số hạn chế của tủ gốc:

Do yêu cầu khối lượng vật liệu tủ gốc quá lớn nên việc vận chuyển tốn công, thông thường 1 ha Bơ cần từ 10 - 15 tấn vật liệu khô tủ.

Dễ gia tăng nguy cơ sương muối vì tủ gốc ngăn cản sự ấm lên của lớp đất mặt vào ban ngày và hạn chế sự tỏa nhiệt vào ban đêm.

Lớp đất mặt thường bị quá ẩm ướt vào mùa mưa. Tạo nguy cơ gây hỏa hoạn đặc biệt có gió mạnh vào mùa khô.

Tạo nơi trú ngụ của một số loại sâu bệnh gây hại.

Lưu ý khi tủ gốc: Nếu cỏ sinh sản vô tính thì phải phơi khô trước khi tủ, vì nếu không cỏ sẽ phát triển trở lại; đối với cỏ sinh sản hữu tính thì không nên sử dụng loại cỏ già đã có quả, để các hạt cỏ không lan ra.

Cây bơ chưa tủ gốc

Cây Bơ chưa tủ gốc

2. Thời vụ tủ gốc

Công việc tủ gốc được tiến hành ngay sau khi trồng mới, để đề phòng các tiểu hạn. Đối với điều kiến thiết cơ bản và điều kinh doanh khi bước vào thời kỳ cuối mùa mưa, đầu mùa khô cần phải tiến hành tủ gốc giữ ẩm.

Ngay sau khi trồng mới xong có thể tiến hành tủ gốc ngay. Hàng năm tủ gốc bổ sung vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô.

3. Nguyên liệu tủ gốc

Sử dụng các loại nguyên liệu sẵn có tại địa phương như cỏ, rác trên lô và các tàn dư thực vật từ ngoài đưa vào rơm rạ, lá mía, lá dừa, vỏ ngô, trấu lúa, thân lá cây đậu đỗ, cỏ, rác, cây phân xanh, …để tủ gốc cho vườn Bơ.

Tủ gốc Bơ bằng rơm rạ

Tủ gốc Bơ bằng rơm rạ

4. Kỹ thuật tủ gốc

4.1. Tủ gốc:

- Tùy theo lượng nguyên liệu để tủ gốc nhiều hay ít và điều kiện nhân công mà tủ dày, mỏng hoặc rộng hẹp khác nhau.

- Vào cuối mùa mưa cần làm cỏ sạch gốc, trên hàng, giữa hàng để lấy nguyên liệu hữu cơ đó cùng các loại cây phân xanh, đậu đỗ trồng xen trong lô, cùng với việc lấy thêm các nguyên liệu tủ gốc khác ở bên ngoài đem vào như rơm, rạ, cây phân xanh v.v...

- Đối với vườn bơ giai đoạn kiến thiết cơ bản nên tủ theo băng, dọc theo hàng Bơ.

- Nơi nào ít nguyên liệu nên tủ xung quanh gốc Bơ với đường kính từ 1 - 1,5 mét, dày từ 5 - 10 cm, cách gốc 8 - 10 cm để chống mối làm hại cây.

- Đối với Bơ kinh doanh: tủ theo băng xen kẽ và luân phiên nhau để hạn chế hỏa hoạn và tác động xấu do mặt đất thường xuyên bị che phủ.

- Trên bề mặt lớp tủ cần đắp lên một lớp đất mỏng để tăng thêm khả năng giữ ẩm, chống cháy và chống gió làm bay mất rác tủ.

- Tủ gốc thường được kết hợp với đợt làm cỏ cuối cùng trong năm trước khi bước vào mùa khô.

Tủ gốc bằng cỏ khô

Tủ gốc bằng cỏ khô

4.2. Trồng cây che phủ

Bơ thường được trồng ở những vùng có độ dốc cao, chất hữu cơ trong đất thấp vì vậy việc hạn chế xói mòn rửa trôi do nước chảy tràn hay do gió cũng như hiện tượng thiêu đốt chất hữu cơ trong đất cần đặc biệt quan tâm bằng cách duy trì một thảm phủ sinh học trong vườn Bơ.

Không nên để đất trong vườn Bơ bị trống, không có cây mọc và bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt đất.

Vì vậy, thay vì làm cỏ nên trồng cây che phủ đất hoặc trồng xen các loại cây hoa màu ngắn ngày như đậu phụng, đậu xanh, đậu đen, bắp...vừa bảo vệ đất vừa tăng thêm thu nhập trong những năm đầu khi cây Bơ chưa có sản phẩm thu hoạch.

Trồng phủ cây lạc dại trên vườn Bơ

Trồng phủ cây lạc dại trên vườn Bơ

4.3. Che mát:

Ngoài việc tủ gốc và trồng cây che phủ thì ta có thể che mát tạm thời cho cây Bơ bằng bạt che hoặc vỏ bao phân kết lại.

Che mát cây Bơ

Che mát cây Bơ

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây bơ - Bộ NN&PTNT
Bài liên quan
  • Kỹ thuật trồng cây bơ - Trồng mới Kỹ thuật trồng cây bơ - Trồng mới
    Chọn được thời điểm trồng mới và trồng dặm cây bơ phù hợp với mùa vụ của địa phương; đưa cây giống ra ruộng trồng an toàn, kịp thời, không vỡ bầu đất, dập, gẫy, cây...
  • Kỹ thuật trồng cây bơ - Trồng xen Kỹ thuật trồng cây bơ - Trồng xen
    Bơ trồng xen đậu, xen lạc... trồng xen là phương pháp trồng trọt theo đó trên cùng một diện tích, người ta trồng hai loại cây trồng cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu...
  • Kỹ thuật trồng cây bơ - Trồng dặm Kỹ thuật trồng cây bơ - Trồng dặm
    Tác dụng thời gian yêu cầu và kỹ thuật trồng dặm số lượng cây trồng dặm thực hiện được kỹ thuật trồng dặm đảm bảo mật độ và tốc độ phát triển đồng đều của cây bơ...
DMCA.com Protection Status