Kỹ thuật canh tác cây Ngô (bắp)

Cây trồng liên quan: Cây ngô (cây bắp)

1. Chuẩn bị trồng cây ngô lai

* Vệ sinh ruộng trồng ngô

- Loại cây ký chỉ phụ.

- Dọn sạch cỏ dại.

- Diệt cỏ bằng Gramoxone 20SL.

* Chọn hướng, với mục đích

- Hạn chế xói mòn đất

- Thuận hướng gió để tránh đổ ngã.

- Áp dụng hướng Đông Tây để tận dụng ánh sáng tốt nhất.

* Cày đất

Cày để vùi xác bả thực vật.

+ Đất đỏ: cày sâu 20cm

+ Đất đen: cày vừa 15cm

+ Đất thấp: chọc lỗ tỉa hạt

* Rạch hàng, bổ hốc

- Rạch hàng để dễ chăm sóc, tưới tiêu, quản lý tốt mật độ.

- Bổ hốc, áp dụng cho vùng dốc, khó làm đất.

(A) Vệ sinh ruộng trồng ngô; (B) Chọn hướng, với mục đích;  (C) Cày đất; (D) Rạch hàng, bổ hốc

(A) Vệ sinh ruộng trồng ngô; (B) Chọn hướng, với mục đích;

(C) Cày đất; (D) Rạch hàng, bổ hốc

2. Bón phân cho cây ngô (bắp)

(A) Bón lót vôi cho ruộng ngô; (B) Bón phân cho ruộng ngô.

(A) Bón lót vôi cho ruộng ngô; (B) Bón phân cho ruộng ngô.

Bảng: Khuyến cáo lượng phân bón cho ruộng ngô (kg/ha).

Thời điểm bón

Lượng phân (kg/ha)

Phân hữu cơ

Urea (46%)

DAP (18-46)

KCl (60%)

Bón lót (trước gieo)

5 - 10 tấn

 

 

 

Bón thúc 1 (V3 - V4)

 

80 - 110

50 - 70

40 - 50

Bón thúc 2 (V7 - V9)

 

80 - 110

50 - 70

40 - 50

Bón thúc 3 (7 - 10 ngày trước VT)

 

80 - 110

50 - 70

40 - 50

Tổng

5 - 10 tấn

240 - 330

150 - 210

120 - 150

Lưu ý:

+ Tham khảo thêm ý kiến của cán bộ nông nghiệp địa phương để điều chỉnh lượng phân và cách bón cho phù hợp với điều kiện canh tác thực tế.

+ Tránh bón phân tiếp xúc trực tiếp với hạt giống hoặc cây con.

3. Tưới nước cho cây ngô

Trong suốt quá trình sinh trưởng, cây ngô yêu cầu độ ẩm đất tối thích là 70-85%. Từ khi ngô 13, 14 lá đến trổ cờ phun râu: đây là thời kỳ khủng hoảng nước, lượng nước trong thời kỳ này chiếm >60% tổng lượng nước cần trong suốt quá trình sinh trưởng của nó và độ ẩm thích hợp là 80-85%.

Có thể áp dụng kỹ thuật tưới phun cho ngô.

Có thể áp dụng kỹ thuật tưới phun cho ngô.

 Đồ thị: Nhu cầu nước cho cây ngô vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

Đồ thị: Nhu cầu nước cho cây ngô vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

Nếu đất bảo hoà nước hay ngập thì quá trình hô hấp của cây tăng lên rất mạnh và quá trình quang hợp và vận chuyển vật chất vào hạt bị đình trệ, lá xanh trên cây bị héo, cây bị chết và giảm năng suất.

Ruộng ngô bị ngập úng.

Ruộng ngô bị ngập úng.

4. Thu hoạch ngô

Thu hoạch ngô bằng máy trên đồng

Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già (râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm). Cũng có thể xác định thời điểm thu hoạch ngô bằng việc quan sát hạt ngô ở đầu trái và cuối trái. khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt, nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là ngô đủ chín sẵn sàng để thu hoạch. Trong mùa khô, có thể chặt đọt phơi trái ngoài đồng 5-7 ngày trước khi thu hoạch.

Dùng máy gặt đập liên hợp thu hoạch trái ngay trên đồng, sau đó đóng bao vận chuyển về nhà, kho để phơi khô và tồn trữ.

Ẩm độ hạt thích hợp tồn trữ là 14-15%.

Thân lá cây ngô sau khi thu hoạch nên cày vùi tại ruộng nhằm giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.

(A) Quan sát hạt ngô ở đầu trái và cuối trái; (B) Lá bao khô + hạt cứng + lớp màu đen ở chân hạt; (C) Cày vùi lại thân lá cho vụ sau; (D) Thu hoạch trái ngay trên đồng; (E) Cho hạt vào bao; (F) Đóng bao hạt ngô sau tách hạt.

(A) Quan sát hạt ngô ở đầu trái và cuối trái; (B) Lá bao khô + hạt cứng + lớp màu đen ở chân hạt; (C) Cày vùi lại thân lá cho vụ sau; (D) Thu hoạch trái ngay trên đồng; (E) Cho hạt vào bao; (F) Đóng bao hạt ngô sau tách hạt.

5. Thu hoạch ngô và bảo quản

* Thu hoạch:

- Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già (râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm).

- Gặp ngày khô, nắng cần nhanh chóng hái ngô đã chín về rải mỏng phơi khô.

- Nếu ngô chín vào đợt mưa dài ngày, cần vặt râu, bẻ gập ngô chúi xuống để nước mưa không thấm vào bên trong làm thối hỏng hạt ngô. Đến khi nắng ráo sẽ thu về phơi.

- Ngô hái về không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối mốc.

- Tách hạt bằng máy động cơ hay thủ công.

* Kỹ thuật làm khô ngô:

Ngô hạt không có vỏ trấu, nếu điều kiện bảo quản không tốt (ngô chưa chín già, phơi chưa thật khô, dụng cụ chứa đựng không kín...) ngoài chim, chuột, mốc, mọt có thể phá hỏng hoàn toàn cả kho ngô trong vòng vài ba tháng. Vì vậy, cần làm ngô khô đến độ ẩm 12-13% để có thể bảo quản an toàn, hạn chế mức độ hư hỏng.

Có thể làm ngô khô bằng hai cách, phơi nắng hoặc sấy:

a) Phơi ngô: Phơi ngô trên sân, dàn phơi hoặc hong gió.

b) Sấy ngô: Có thể sử dụng thiết bị sấy để làm khô ngô như máy sấy MS hay lò sấy thủ công SH -200.

(A) Hong khô trái ngô; (B) Tách hạt bằng máy.

(A) Hong khô trái ngô; (B) Tách hạt bằng máy.

Nguồn: Syngenta
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status