Kỹ thuật bảo quản cây cói sau khi thu hoạch

Cây trồng liên quan: Cây cói , Cây cói

Cói là cây trồng mọc ở vùng nước mặn, vùng ven biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa và ven biển các tỉnh Nam Trung Bộ. Cói là nguyên liệu để dệt chiếu, các hàng thủ công mỹ nghệ: giỏ, túi xách, nón…Tuy nhiên để có những sản phẩm chiếu cói, giỏ, túi xách, nón đẹp bên cạnh kỹ thuật trồng và chăm sóc cói thì các biện pháp bảo quản sau thu hoạch cũng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế của một vụ mùa trồng cói.

Vậy phải làm thế nào để có những sản phẩm đẹp từ cói? Biện pháp bảo quản cây cói, các sản phẩm từ cây cói không bị mốc? Làm sao để giữ được màu trắng của cây cói?... Nhiều câu hỏi liên quan đến chủ đề kéo dài thời gian bảo quản của cây cói mà bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn kỹ thuật bảo quản của cây cói sau khi thu hoạch.

1. Kỹ thuật thu hoạch cây cói

1.1. Thời điểm nào thu hoạch để cói đạt hiệu quả về giá trị cao nhất?

- Với đặc điểm trồng 1 lần thu hoạch trong nhiều năm, thời gian sinh trưởng của cây kéo dài từ 3-4 tháng, mỗi năm có 2 vụ chu kỳ mọc lại cây từ gốc cũ; vụ chiêm xuân thu hoạch vào tháng 5 âm lịch; vụ mùa thu hoạch vào tháng 9 âm lịch.

               Xem thêm >Auxin Alpha NAA Ấn độ 99% (Chất kích thích ra rễ)

1.2. Yêu cầu của sản phẩm khi thu hoạch

- Để đạt được những sản phẩm đẹp, có tính thẩm mỹ cao, có giá trị sử dụng cao thì bước đầu phải có nguyên liệu đảm bảo yêu cầu, chất lượng. Cây cói cũng vậy, khi thu hoạch cói phải được bảo quản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cây cói đạt độ già, không bị sâu bệnh, dập nát, độ dài cây cói từ 1m-1,65m, thân cói xanh tươi. Ngoài ra để đảm bảo tốt trong quá trình bảo quản thì nên thu hoạch cói vào những ngày trời nắng để sợi cói được dẻo, dai, săn chắc, có màu trắng.

2. Kỹ thuật bảo quản cói sau khi thu hoạch

2.1. Mục đích của quá trình bảo quản cói sau khi thu hoạch?

- Bảo quản cói sau thu hoạch là bước đầu nâng cao giá trị của cây cói, nâng cao giá trị kinh tế cho người sản xuất, kéo dài tuổi thọ sản phẩm cói tạo điều kiện cho quá trình tiêu thụ sản phẩm từ cói: chiếu, nón, giỏ túi xách,,,

2.2. Phân loại cói

- Tùy vào mục đích, nhu cầu sử dụng mà cây cói được phân thành nhiều loại:

+ Cây trên 1,65m dùng để dệt chiếu loại 1 hoặc đưa đi xuất khẩu

+ Cây dài 1đến 1,65m để dệt chiếu cá nhân

+ Cây dưới 1m dùng để đan các mặt hàng giỏ, nón….

2.3. Cách bảo quản cói sau thu hoạch

* Yêu cầu của cói trong thời gian bảo quản: Để cói có giá trị cao thì yêu cầu bảo quản của cây cói phải thật cẩn thận: Sợi cói không bị mốc, không bị ẩm ướt, không bị mất màu trắng, giữ nguyên vẹn cây cói như khi cây vừa thu hoạch.

- Chống ẩm ướt, chống mốc: Nước ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa , có lượng mưa dồi dào, độ ẩm cao. Nên việc chống ẩm, chống mốc đối với cây cói là rất quan trọng. Cây cói đã hút ẩm sẽ bị mốc. Nếu bị mốc cần phải được phơi lại ngay.

- Phòng ngừa sự tấn công của chuột: tiêu diệt bằng bả chuột, dùng bẫy, nuôi mèo.

* Phương pháp bảo quản cói sau thu hoạch

- Muốn bảo quản tốt, với số lượng lớn cần có hệ thống nhà kho, xưởng.

- Phương pháp bảo quản: Trải lớp nilong trên nền xi măng cao, dễ thoát nước, khô ráo, thoáng mát. Sau đó xếp cói theo hàng đến khi chiều cao đống cói khoảng 3m thì trùm kín nilong.

* Lưu ý không để cói ở những nơi ẩm mốc, dễ tiếp xúc với hơi nước giúp cói dai,dẻo, sáng màu đẹp hơn trong quá trình bảo quản.

- Khi cói bị mốc cần được đem phơi nắng lại ngay. Cói thường được dệt thành các sản phẩm: chiếu cói, nón, giỏ…sẽ được bảo quản với thời gian lâu hơn và có giá trị kinh tế cao hơn.

3. Các sản phẩm từ cói

- Chiếu cói

 

- Mũ, nón, giỏ xách

Mong rằng các thông tin hữu ích cho bạn đọc! 
Chúc các nhà trồng cói vụ mùa bội thu, có thêm nhiều sản phẩm từ cói đưa ra thị trường có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao. 

Nguồn: Admin tổng hợp - LT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status