Cây Nhọ Nồi

Cây Nhọ Nồi được coi là “ thần dược” bởi nó có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh thường gặp như sởi, ho hen, viêm họng, bỏng da, nấm, sốt. Cầm máu, băng huyêt, chảy máu cam…
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Eclipta prostrate L.

Tên gọi khác: Cỏ mực, hàn liên thảo, bách hoa thảo, thủy hạn liên

Họ Cúc : Asteraceae

Cây Nhọ Nồi

1. Nguồn gốc của cây Nhọ Nồi

- Cây Nhọ Nồi được con người sử dụng và biết đến từ rất lâu đời. Cây Nhọ Nồi phân bố rộng rãi khắp các lãnh thổ các nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và một số nước khu vực Nam Á. Người Ấn Độ, Trung Quốc là những dân tộc đầu tiên biết sử dụng cây Nhọ Nồi để làm thuốc. Loại cỏ này được xếp vào là 1 trong 10 loài cây quý được bào chế thành mỹ phẩm dưỡng da, dưỡng tóc rất tốt. Đặc biệt nó là chuyên liệu chính để làm thuốc nhuộm đen tóc.

- Ở Việt Nam cây Nhọ Nồi phân bố ở hầu hết các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 1500 m.

2. Đặc điểm thực vật học của cây Nhọ Nồi

- Cây Nhọ Nồi là cây dễ trồng, có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, ít sâu bệnh, thông thường mọc hoang dại nhiều nơi. Cây có một số đặc điểm thực vật học như sau:

Đặc điểm thực vật học của cây Nhọ Nồi

- Hệ rễ: Cây có rễ hình trụ, màu xám.

- Thân: Có thân màu lục, đôi khi hơi đỏ tím, có lông bao phủ. Chiều cao thân từ 10 – 60 cm.

- Lá: Mọc đối, hẹp, dài từ 3 – 10 cm, rộng 0,5 – 2,5 cm, có lông ở cả hai mặt, mép khí răng.

- Hoa: Màu trắng, tập hợp thành ở đầu nách lá hoặc đầu cành. Các hoa cái hình lưỡi ở ngoài, hoa lưỡng tính hình ống ở giữ.

- Quả: Cây Nhọ Nồi có quả bế dẹt, có 3 cạnh có cánh dài 3 mm, có 2 – 3 vảy nhỏ.

3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây Nhọ Nồi

- Là cây dễ tính, phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Hiện nay, mọc hoang dại hầu hết các vùng trong cả nước.

- Đất: Là cây không kén đất. Tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển tốt thì nên chọn đất trồng là đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa… đất tơi xốp giùa dinh dưỡng, giữ ẩm thoát nước tốt.

Xem thêm < Fulvic Acid 90 % - Axit Fulvic tan >

- Nước: Là cây cỏ, sinh khối vừa, ưa ẩm nhưng không chịu úng. Nên cây có nhu cầu nước không cao. Để cây sinh trưởng phát triển mạnh cần cung cấp nước thường xuyên liên tục đảm đảm bảo độ ẩm từ 70 – 75%.Việc tưới nhiều nước gây úng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bộ rễ, thậm trí ấy chết cây.

- Ánh sáng: Thuộc loại thực vật ưa sáng. Đối với cây con ươm thì giai đoạn đầu cần ánh sáng tán xạ, khi cây đạt chiều cao từ 8 – 10 cm thì chuyển cây ra nơi có ánh sáng trực tiếp.

4. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây Nhọ Nồi

Cây Nhọ Nồi

- Cây dễ tính, có tính chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh, tính kháng sâu bệnh hại tốt, nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau. Nhưng phát triển tốt nhất ở những vùng có khí hậu mát mẻ, ấm áp.

- Là cây thân thảo một năm. Cây mọc thẳng bò ngang trên mặt đất.

- Cây Nhọ Nồi ra hoa, kết quả hàng năm từ tháng 3 đến tháng 11 tái sinh chủ yếu bằng hạt.

5. Thành phần hóa học của cây Nhọ Nồi

Cỏ nhọ nồi chứa tinh dầu, tanin, chất đắng, alcaloid,  các dẫn chất thiophen, như dithienyl acetylen ester, α terthienyl, terthienyl aldehyd ecliptal, các chất wedelolacton, stigmasterol, sitosterol, daucosterol; saponin: ecliptasaponin A, B, C.

Xem thêm < Phân bón hữu cơ Terra Neem Plus - Đẩy lùi các bệnh từ tuyến trùng >

6. Giá trị sử dụng của cây Nhọ Nồi

- Là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh vì nhọ nồi là một vị thuốc dễ kiếm mà dân gian thường dùng để cầm máu.

- Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay...,

 - Thường được sử dụng trị: Nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, đái ra máu, ỉa ra máu, tử cung xuất huyết;Viêm gan mạn tính, viêm ruột, lỵ; Trẻ em suy dinh dưỡng; 4. Ù tai, rụng tóc do đẻ non, suy nhược thần kinh; Nấm da, eczema, vết loét, bị thương chảy máu, viêm da. Cũng còn dùng làm thuốc sát trùng trong bệnh ho lao, viêm cổ họng, ban chẩn, lở ngứa, đau mắt, sưng răng, đau dạ dày, bệnh nấm ngoài da gây rụng tóc.

Cây Nhọ Nồi có tác dụng chữa bệnh

7. Một số bệnh thường sử dụng cây Nhọ Nồi chữa bệnh

– Nhọ nồi trị sốt cao, trúng thử, sốt xuất huyết, dùng 50 – 100g lá tươi cỏ nhọ nồi rửa sạch, giã vắt lấy dịch uống hoặc sắc uống.

– Nhọ nồi trị sốt xuất huyết, sốt phát ban, cỏ nhọ nồi,  rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống.

– Cây nhọ nồi chữa rong kinh, rong huyết, cỏ nhọ nồi, sinh địa, hoài sơn, mỗi vị 16g, đương quy, thỏ ty tử, bạch thược, ích mẫu, mỗi vị 12g, hương phụ 10g, sắc uống, ngày một thang.

Cây Nhọ Nồi chữa chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu

– Nhọ nồi chữa chảy máu cam, đại, tiểu tiện ra máu, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp, huyết dụ, đều sao cháy, đồng lượng  12g, sắc uống, ngày một thang.

– Nhọ nồi chữa động thai ra máu, cỏ nhọ nồi, ngải cứu, trắc bách diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 16g, củ gai , cành tía tô, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.

– Nhọ nồi chữa tóc bạc sớm: Rửa sạch một nắm cỏ nhọ nồi vừa đủ, nấu cô đặc thành cao rồi cho thêm một lượng vừa phải nước gừng và mật ong. Nấu cho cô đặc lại lần nữa. Cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi dùng lấy 1 – 2 muỗng canh, hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo để uống 2 lần/ngày. 

– Nhọ nồi chữa chứng tưa lưỡi ở trẻ: Giã nát một ít lá nhọ nồi và lá hẹ, lấy nước cốt hòa với chút mật ong sau đó chấm lên lưỡi của bé. Làm 2 giờ/ lần sẽ giảm tưa lưỡi ở trẻ.

– Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày: rửa sạch 200 - 300 gr cỏ nhọ nồi, xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Mỗi sáng nên uống 1 ly 200 - 250 ml.

Cây Nhọ Nồi chữa bệnh viêm xoang và chảy máu dạ dày

Ngoài dùng nhọ nồi, nghệ cũng được coi là thần dược chữa đau dạ dày. Người bệnh có thể dùng nghệ chữa đau dạ dày rất hiệu quả.

8. Lưu ý khi sử dụng cây Nhọ Nồi

- Sử dụng cây nhọ nồi để chữa bệnh là phương pháp dân gian sử dụng thảo dược thiên nhiên. Phương pháp chữa bệnh này không mang lại hiệu quả tuyệt đối với tất cả đối tượng sử dụng. Trong quá trình áp dụng nếu bạn cảm thấy không có sự thay đổi thì phải dừng lại để chuyển qua điều trị bằng Tây y hay các phương pháp khác. Mặc dù cỏ mực không có tác hại đối với cơ thể nhưng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc điều trị bệnh. 

- Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên áp dụng phương pháp đắp, không nên cho trẻ uống nước để đảm bảo vô trùng cho hệ miễn dịch của trẻ. Đồng thời, bạn cũng không nên tự ý kết hợp các loại thảo dược với nhau để tránh trường hợp ngộ độc hay khắc tính. 

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
DMCA.com Protection Status