Cây nhân trần

Nhân trần là cây được xem như vị thuốc mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe, giúp chữa trị cảm nắng, nhuận gan, đồng thời cãi thiện tình trạng mệt mỏi và chán ăn.
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Adenosma glutinosum

Nhân trần là một loài thực vật hiện được APG II và GRIN phân loại là thuộc họ Mã đề, một số tài liệu vẫn còn coi nó thuộc họ Huyền sâm. 

- Tên gọi khác: chè nôi, hoaức hương núi, tuyến hương lam, chè cát

- Tên khoa học: Adenosma glutinosum

- Họ: Mã đề Plantaginaceae

1. Đặc điểm thực vât học cây nhân trần

- Cây nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cây thường mọc cao từ 0,5-1m. Thân cây dạng tròn có lông, thân và lá có mùi thơm dịu nhẹ.

- Lá cây nhân trần có hình trái xoan nhon, lá mọc cách, mép lá có hình răng cưa, có lông và gân lá.

Đặc điểm thực vật cây nhân trần

Đặc điểm thực vật cây nhân trần

- Hoa nhân trần mọc thành chùm dạng bông, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa có màu lan tím, đài hoa có 5 răng xếp thành hình chuông.

- Quả nang dạng hình trứng, chứa các hạt nhỏ màu vàng.

- Cây nhân trần có thể sử dụng toàn bộ cây.

2. Phân bố cây nhân trần

- Cây nhân trần ở nước ta cây mọc hoang dại ở đồi núi, bờ ruộng, các bãi đất trống, tập chng nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc. Tại Đà Nẵng cây mọc rãi rác thưa thướt dưới các keo lai ở các xã Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phú (huyện Hòa Vang).

- Có 2 loại nhân trần được trồng phổ biến hiện nay:

+ Nhân trần Bắc: Phân bố nhiều ở các cao nguyên và đảo Hải Nam của Trung Quốc.

+ Nhân trần Nam: Còn gọi là hoắc hương núi phân bố chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang và một số tỉnh ở miền trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam…

- Hai loại nhân trần này đều mọc tự nhiên. Một số tỉnh đã gieo trồng để dễ dàng phục vụ trong y học. Tuy có hai tên gọi khác nhau nhưng tác dụng của chúng đều như nhau.

- Cây có thể gieo trồng bằng hạt vào mùa xuân.

3. Bộ phận sử dụng, thu hái và cách bảo quản nhân trần

- Sử dụng toàn bộ cây nhân trần.

Sử dụng toàn bộ bộ phận trên cây nhân trần

- Thu hái nhân trần khi cây đang ra hoa vào khoảng tháng 4-7. Sau khi hái về rửa sạch, phơi khô trong bóng râm.

- Sau khi phơi nhân đã được thành phẩm nên bảo quản trong túi kín, tránh ánh nắng và ẩm ướt

4. Thành phần hóa học cây nhân trần

- Trong cây nhân trần có chứa thành phần hóa học sampoin, riterpenic, flavonoid, coumarin, acid nhân thơm và tinh dầu.

- Cả cây chỉ có 1% tinh dầu có mùi cineol mà thành phần là terpen và ancol.

Nguồn: Admin tổng hợp
DMCA.com Protection Status