Cây bạch truật

Khám phá công dụng và tính năng tuyệt vời của cây bạch truật trong y học cổ truyền. Từ hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch đến bảo vệ gan và tim mạch, bạch truật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Atractylodes macrocephala

Tên khoa học: Atractylodes macrocephala

Tên gọi khác: Sinh bạch truật, sơn liên, sao bach truật, thổ sao bạch truật

Bạch truật có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm có tác dụng kiên tỵ, táo thấp, chỉ tả, lợi tiểu, an thai.

1. Đặc điểm thực vật học cây bạch truật

Thân: là cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 40–60 cm. Thân cây thường có màu tím nhạt, mọc thẳng đứng, ít phân nhánh.

Lá: Lá cây mọc so le, dạng thuôn dài hoặc xẻ thùy sâu. Mép lá có răng cưa nhỏ, bề mặt lá nhẵn hoặc hơi có lông mịn.

Rễ và củ:  Rễ phát triển thành củ to, hình trụ hoặc hơi cong, có vỏ ngoài màu vàng nhạt hoặc xám, mặt cắt trong có màu trắng ngà. Củ bạch truật là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.

Hoa: Hoa bạch truật mọc thành cụm dạng đầu, thường ở ngọn thân hoặc nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc tím nhạt, cánh hoa hình ống.

Qủa: Quả bạch truật là loại quả bế, nhỏ, hình trứng hoặc hơi dài, màu nâu nhạt khi chín. Quả có một lớp lông mịn bao phủ bên ngoài.

2. Nguồn gốc và phân bố

Cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó được du nhập vào các khu vực khác, bao gồm Việt Nam. Cây bạch truật thường được trồng tại các khu vực miền núi, nơi có khí hậu mát mẻ và đất đai phù hợp cho sự sinh trưởng của nó.

Ở Việt Nam, bạch truật thường được trồng tại các vùng miền núi phía Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh như Lào Cai, Sơn La, Yên Bái. Ngoài ra, cây bạch truật cũng có thể được tìm thấy ở các vùng đồng bằng trong điều kiện trồng tại các vườn hoặc nông trại có quản lý đặc biệt về môi trường sinh trưởng của cây.

3. Thu hái và sơ chế

Thu hái: Rễ cũ thường thu hái vào tháng 6-7 vùng đồng bằng, tháng 12 vùng miền núi. Thòi điểm thu hoạch tốt nhất lá lá dưới gốc cây úa vàng, thân tàn lụ.

Sau khi thu hoạch rễ củ về cắt bỏ rễ con rửa sạch, sấy diêm sinh 12h sau đấy bảo quản trong hộp kín.

4. Thành phần hóa học trong cây bạch truật

Tinh dầu: Củ bạch truật chứa một lượng tinh dầu nhất định, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu. Tinh dầu này cũng có tác dụng an thần, hỗ trợ điều trị căng thẳng và mất ngủ.

Atractylon: Đây là một hợp chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường và giảm các tổn thương do viêm.

Polyphenol: Các hợp chất polyphenol có mặt trong bạch truật có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lão hóa.

Axit Atractylenic: Là một thành phần chính trong bạch truật, có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngoài ra, axit atractylenic còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn.

Axit palmitic: Đây là một axit béo có trong bạch truật, có tác dụng hỗ trợ chức năng gan và bảo vệ gan khỏi các tổn thương do các tác nhân gây hại từ môi trường.

Chất polysaccharide: Chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Alkaloid: Một số alkaloid có trong bạch truật có tác dụng làm dịu, giảm đau và an thần, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thần kinh.

Triterpenoid: Chúng có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương.

Lưu ý khi sử dụng bạch truật

Nên sử dụng bạch truật đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ hoặc thầy thuốc.

Những người bị hen suyễn, người dễ bị dị ứng hoặc có vấn đề về mụn bọc, mụn trứng cá nên cẩn trọng khi sử dụng bạch truật.

Như vậy, bạch truật là một dược liệu rất có giá trị trong y học cổ truyền, với nhiều công dụng bảo vệ và cải thiện sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.

Nguồn: Admin LT
DMCA.com Protection Status