Cách xử lý đào bị xỉ mủ thân đơn giản, hiệu quả cao

Cây trồng liên quan: Cây đào

Đào một loại cây không thể thiếu trong các ngày tết, loại cây luôn mang đến những không khí ấm áp, tươi mới trong những ngày tết đến, xuân về. Những cây đào được trồng ở nhà bạn vào những ngày tết đấy không đơn thuần là chỉ chăm sóc đơn giản là được như vậy mà đi thực tế vào các nhà vườn mới thấy, những khó khăn, khổ cực khi đầu tư về thời gian và công sức để có nên những cây đào chưng diện trong gia đình bạn vào những ngày tết.

Một vấn đề mà nhiều nhà vườn cũng như nhiều người chơi đào đang gặp phải hiện nay đó chính là hiện tượng xỉ mủ trên cây đào và nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề này đó chính là: Tại sao đào lại xỉ mủ? Cách chữa trị hiện tượng xỉ mủ hay chảy mủ trên đào? Nguyên nhân gây nên hiện tượng xỉ mủ trên cây đào? Phòng tránh đào xỉ mủ như thế nào? Không những cây xỉ mủ mà còn vàng lá, rụng lá, thì cách chữa trị như thế nào?… và còn nhiều hơn nữa câu hỏi được đặt ra. Vậy bài viết sau đây xin chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích về hiện tượng xỉ mủ đào và cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Chảy mủ trên thân, canh đào, một vấn đề đáng lo ngại

Xỉ mủ trên thân, cành đào, một vấn đề đáng lo ngại

1. Nguyên nhân gây nên hiện tượng xỉ mủ ở cây đào?

- Có rất nhiều ý kiến cho rằng hiện tượng xỉ mủ đào là do nấm gây nên, thế nhưng qua nghiên cứu cho thấy, bệnh xỉ mủ trên cây đào là do vi khuẩn gây nên.

2. Các biện pháp để phòng tránh bệnh chảy mủ trên cây đào

- Thứ nhất - Vị trí trồng đào: Nên trồng đào ở nơi có vị trí cao, có khả năng thoát nước tốt, tránh tình trạng ứa động nước trên mặt đất, độ ẩm quá cao khiến các loại nấm bệnh dễ phát sinh .

- Thứ hai - Xử lý ruộng đất đầu và cuối vụ: Cần phải xử lý bằng vôi bột cho đất ở khu vực trồng đào, lúc này giúp độ pH được cân bằng và khử trùng môi trường đất.

Bán Compound Sodium Nitrophenolate 98%TC (ATONIK)

Xem thêm > Atonik đậm đặc

- Thứ ba - Chăm sóc cây cẩn thận, hợp lý: Một điều được xem như rất quan trọng nhưng ít được nhiều người chú ý đến khiến cho hiện tượng này gây hại đến đào nhiều hơn đó là, khi chăm sóc cần phải cẩn thận, không nên tạo các vết thương trên thân, cành cây. Nếu trường hợp cần cắt tỉa cũng cần phải chọn cắt tỉa vào những ngày tạnh ráo, tránh những ngày nưa dầm, ẩm độ cao. Khi cắt và những ngày như vậy vết cắt sẽ rất lâu khô, sẽ là điều kiện rất thuận lợi để vi khuẩn xâm nhiễm và gây hại.

+ Trong quá trình chăm sóc cũng phải theo dõi cây sát sao và thường xuyên. Quan sát để phát hiện thật sớm những nơi rỉ nhựa bởi vì khi nhựa cây đào chảy ra gặp Oxi sẽ bị Oxi hóa sẽ kết lại tạo thành những đám nhầy trên thân, thời gian sau khô lại thì sẽ cứng như kẹo gôm.

Để đào sinh trưởng tốt nên thường xuyên quan sát để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường

Để đào sinh trưởng tốt nên thường xuyên quan sát để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường

3. Biện pháp để phòng ngừa hiện tượng xỉ mủ trên cây đào

- Khi phát hiện đào xỉ mủ, lấy dao cạo lớp vỏ ngoài của cây ta sẽ thấy mạch dẫn của cây có màu thâm, đây chính là do hiện tượng vi khuẩn xâm nhập phá vỡ ống dẫn của cây khiến nhựa cây chảy ra. 

- Trước tiên tiến hành là vệ sinh nơi xỉ mủ. Lấy dao sạch, nhọn cạo qua lớp vỏ bên ngoài. Loại thuốc đơn giản, mang hiệu quả cao trong trường hợp này đó chính là phun kẽm vôi cho cây với nồng độ 1%.

- Cách pha dung dịch kẽm vôi 1%: 

+ Về cách pha dung dịch kẽm vôi 1% giống với pha dung dịch Booc đô. Tuy nhiên đối vói dung dịch Booc đô sử dụng Đồng sunfat thì trong trường hợp này ta sử dụng Kẽm sunfat.

Xem thêm > Hướng dẫn cách pha chế thuốc BoocDo 1%, 5%

+ Hoặc có thể sử dụng các loại thuốc để phun cho cây như: Cymoxanin + Fosertyl aluminu hoặc thuốc gốc đồng. Ngoài ra còn có thể sử dụng Kasugamycin phun định kỳ 7-10 ngày/lần và phun 3 lần để hiệu quả đạt được như mong muốn.

Nguồn: Admin tổng hợp, VTC 16
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status