Cách trồng đu đủ trong chậu sai quả

Cây trồng liên quan: Cây đu đủ

Đu đủ là loại cây ăn quả phổ biến và thường mọc dại ở vườn. Trái đu đủ được nhiều người ưa chuộng nhờ vị ngọt, thịt quả mềm. Trong trái chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra lá, hoa đu đủ có thể chữa được một số bệnh: hen suyễn, ung thư, ho….Hiện nay việc trồng cây đu đủ trong chậu đang rất phổ biến, bởi kỹ thuật này đơn giản, không yêu cầu về diện tích trồng cây phù hợp cho nhà trong những khu đô thị muốn trồng cây tại nhà. Dưới đây là bài viết chia sẻ với bạn đọc về cách cây trồng cây đu đủ trong chậu sai quả.

1. Thời điểm nào thích hợp trồng đu đủ trong chậu?

Cây đu đủ có thể trồng quanh năm nhưng để cây sinh trưởng phát triển tốt phải trồng vào đúng vụ. Nước ta có 3 miền khí hậu khác nhau nên thời vụ trồng của 3 miền cũng khác nhau.

- Miền Bắc: vụ Xuân trồng từ tháng 2 đến tháng 4, vụ Thu trồng từ tháng 9 đến tháng 10.

- Miền Trung: vụ Xuân trồng từ tháng 12 đến tháng 1, vụ Hè từ tháng 5 đến tháng 6.

- Miền Nam: trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 5.

2. Cách chọn giống cây đu đủ trồng trong chậu

- Hiện nay trên thị trường có nhiều giống đu đủ, tùy theo vào sở thích quả tròn, quả dài mà bạn có thể lựa chọn giống phù hợp.

- Nếu bạn mua hạt giống thì nên chọn hạt tại nơi có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, không bị sâu bệnh, giống cây lùn, lóng đốt ngắn.

- Nếu lấy hạt giống từ quả chín thì cần xử lý qua hạt giống. Tiến hành rửa sạch hạt bằng nước lạnh, chọn hạt căng, tròn, không bị sâu bệnh. Sau đó phơi 2-3 ngày ngoài trời nắng cho hạt khô lại hoàn toàn, tiến hành ngâm hạt giống bằng nước ấm từ 8-12 giờ. Sau đó vớt ra rửa sạch đem ủ trong khăn ẩm 12 giờ, trong thời gian ủ cần cung cấp nước để giữ ẩm cho khăn, khi hạt nứt nanh thì đem đi ươm.

- Ươm hạt giống: chuẩn bị giá thể đất để ươm hạt (hỗn hợp đất trộn với xơ dừa, phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoai mục), cho giá thể vào bầu nilong. Sau đó ươm hạt giống vào bầu nilong.

Lưu ý: Để bầu ươm vào trong chỗ mát, cần cung cấp nước cho đất để hạt nảy mầm, tránh tưới nhiều nước để hạt không bị thối.

3. Chuẩn bị chậu, đất trồng cây đu đủ trong chậu

- Chọn chậu có kích thước 90cm x 40cm x 40cm, chậu phải có lỗ thoát nước để thoát nước cho cây.

- Đất trồng: có thể sử dụng giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể trồng cây Peatmoss Terraerden, hoặc hỗn hợp đất trộn với xơ dừa, phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoai mục (tỷ lệ 1/4 đất+1/2 xơ dừa+1/4 phân chuồng hoai mục).

4. Cách trồng cây đu đủ trong chậu

- Tiêu chuẩn cây giống đu đủ khi trồng vào chậu: cây cao 10-15cm, cây có từ 4-5 cặp lá, cây khỏe, không bị sâu bệnh.

- Cho đất vào khoảng1/2 chậu. Dùng dao nhọn rạch bầu nilong( tránh làm vỡ bầu), sau đó cho cây vào giữa chậu, giữ cho cây thẳng rồi lấp đất xung quanh đến mặt chậu, trồng xong cần tiến hành tưới nước cho cây tránh cây bị mất nước. Để chậu cây trong mát từ 4-6 ngày sau khi cây hồi xanh rồi chuyển cây ra nơi có nhiều ánh sáng.

5. Kỹ thuật chăm sóc cây đu đủ trong chậu sai quả

Do trồng cây trong chậu nên phải thường xuyên theo dõi cây để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Kỹ thuật tưới nước: Dùng rơm rạ che phủ mặt chậu để hạn chế thoát hơi nước cho cây. Thời kỳ cây con cần bổ sung ngày 2 lần tưới vào buổi sáng sớm và chiều mát. Khi cây sinh trưởng mạnh giảm xuống ngày 1 lần do cây chịu úng kém.

- Kỹ thuật bón phân:

+ Sau khi trồng khoảng 15 ngày tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ cho cây, lượng bón: 1kg/cây.

+ Sau trồng khoảng 1 tháng khi cây ra lá mới, lượng bón: 20g phân ure+ 30g Super lân. Pha vào 10 lít nước, 1 tuần tưới 1 lần.

+ Sau trồng khoảng 3 tháng, lượng phân bón gốc cho 1 cây: 30-40g phân ure+ 50g Super lân+ 20-30g KCL, thời gian bón 15-20 ngày bón 1 lần.

+ Sau trồng khoảng 5 tháng, lượng phân bón cho 1 cây: 2kg phân chuồng+ 100g vôi, kết hợp với vun, xới xáo gốc.

Lưu ý: Bón gốc đầy đủ cho cây để đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt cải thiện độ ngọt cho cây: như K2CO3, Humate Chelate, Acid Fulvic...

- Ngoài ra có thể sử dụng thêm sản phẩm có tác dụng hạn chế rụng trái non, tăng năng suất: 4-CPA-NA 98% tăng tỷ lệ đậu trái, kích thích to trái, tăng sản lượng cây trồng.

Xem thêm>>4-CPA-Na 98% (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất)

- Tỉa cành và hái quả: tiến hành cắt bỏ các nhánh mọc ra trên thân chính, các cành lá bị bệnh, cành già héo, quả méo, quả bị sâu bệnh.

6. Phòng trừ sâu bệnh cho đu đủ trồng trong chậu

- Cần phải thường xuyên kiểm tra cây để có biện pháp kịp thời phòng và chống bệnh cho cây.

- Một số bệnh thường gặp trên cây đu đủ: rệp sáp, nhện đỏ, bệnh thối cổ rễ...

7. Thu hoạch và bảo quản đu đủ trồng trong chậu

- Tùy vào giống, thông thường sau khi trồng 7 tháng đu đủ có thể thu hoạch xanh, sau 9 tháng là thu quả chín.

- Tiêu chuẩn thu  hái quả: quả chín vàng từ 2/3 quả trở lên, trên quả xuất hiện đốm hoặc sọc vàng. Khi thu hái nên hái từng trái một. Sau đó đem xếp vào soạt, mỗi lớp đu đủ là một lớp rơm, trên cùng phủ kín một lớp rơm. Sau 3-5 ngày thì quả đu đủ sẽ chín.

 

- Ngoài ra có thể sử dụng thêm sản phẩm có tác dụng kích to trái: Combo 05 tăng kích thước và trọng lượng trái.

Xem thêm>>Combo 05: Siêu kích thích to trái (Bộ nguyên liệu phối trộn tặng kèm công thức pha chế)

Xem thêm>>Kỹ thuật trồng cây đu đủ mang lại hiệu quả cao

Trên đây là cách trồng đu đủ trong chậu sai quả! Chúc các bạn đọc luôn có những chậu đu đủ sai quả trong nhà!

Nguồn: Admin tổng hợp -LT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status