Bưởi da xanh sồ trái: Nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục

Cây trồng liên quan: Cây bưởi

1. Cách nhận biết bưởi da xanh bị sồ trái

Để nhận biết cây bưởi da xanh bị sồ trái bà con có thể nhận biết qua hình dáng và kích thước trái:

- Da nhăn, không bóng, trái sù xì nhất là dưới đáy trái luôn bị nhăn nhúm lại

- Kích thước bên ngoài của trái to, nặng hơn so với trái bình thường

- Vỏ trái dày, phần thịt trái nhỏ

đặc điểm trái bưởi bị sồ trái

Đặc điểm trái bưởi bị sồ trái ảnh bên phải

2. Nguyên nhân bưởi da xanh bị sồ trái

- Đầu tiên khi nhắc tới nguyên nhân bị sồ trái ở bưởi da xanh là do bón phân. Khi chăm sóc bà con bón phân NPK không cân đối nghĩa là thừa đạm, thừa lân và thiếu kali.

- Trái bị sồ thường cây đang trong giai đoạn cây tơ (cây dưới 5 năm tuổi), bởi cây đang còn tơ thường tích trữ nhiều lượng đạm trong cây, nhất là cây tơ mà nuôi ít trái thì dễ bị sồ trái bưởi làm ảnh hưởng đến mẫu mã trái.

- Ngoài ra, bà con bón phân hữu cơ không đúng cách, những phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật cố định lượng đạm quá cao trong đất và nước dẫn đến tăng lượng đạm cao.

3. Biện pháp khắc phục cây bị sồ trái trên bưởi da xanh

- Khi cây bắt đầu ra hoa đậu trái, trái đã được bằng quả trứng gà thì bà con nên bón phân NPK 20-20-15 cho trái lớn lên theo kích thước mình mong muốn. Nếu vườn cây bưởi tơ đang bị sồ trái, bà con nên chuyển sang bón phân NPK 17-5-23+TE 100% Kalisunfat hoặc bà con có thể bón phân NPK 15-5-25. Trong lượng phân đó cân đối lượng đạm vừa đủ để nuôi trái về kích cỡ và hàm lượng lân không nhiều khiến trái không bị dày vỏ, hàm lượng kali cao cây hấp thụ tốt giúp phần thịt quả bên trong phát triển.

Potassium nitrate (Kali Nitorat - KNO3) N: 13%; K2O: 46%

Xem thêm - Potassium nitrate (Kali Nitorat - KNO3) N: 13%; K2O: 46%

- Sử dụng phân bón xịt qua lá, không nên sử dụng các dạng phân bón qua lá chứa lượng đạm cao dẫn đến sồ trái. Nếu bà con sử dụng phân hữu cơ như đạm cá để bón cho cây thì cần kết hợp với kalisunfat phối trộn để ổn định hàm lượng đạm có trong phân.

- Đối với phân bón lá bà con phun bổ sung kali hữu cơ, phun Combi trung vi lượng và những dòng chuyên nuôi trái, giúp cố định lượng đạm. Ngoài ra bà con có thể sử dụng kalisunfat hoặc kali Nitrat (KNO3) pha với liều lượng loãng 200-300g/200ml nước để cây nuôi trái tốt.

Nguồn: Kênh nông nghiệp xanh
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status