Tìm hiểu về giá trị của cây sả
1. Giá trị sử dụng của cây sả
1.1. Cây sả sử dụng làm gia vị, nước uống
- Cây sả có mùi thơm, vị the, cay. Vì vậy, từ lâu nó đã được sử dụng để làm gia vị trong các món ăn hàng ngày ở nhiều nước trên thế giới. Sả được dùng như trà ở các nước châu Phi và các nước Mỹ Latinh như Togo, cộng hòa dân chủ Công gô, Mehicô, .....
1.2. Cây sả sử dụng làm thuốc
- Theo Đông y, cây sả có mùi thơm, vị the, cay, tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm. Do vậy, cây sả được sử dụng trong các vị thuốc để chữa các chứng đầy bụng, phù nề tay chân, xông giải cảm, chữa ho do cảm cúm, tiêu chảy do lạnh bụng,..... Tinh dầu sả có tác dụng khử mùi, diệt khuẩn mạnh, vì vậy ở một số nước châu Á, tinh dầu sả được biết đến như một loại thuốc diệt côn trùng.
- Theo Tây y, cây sả có chứa nhiều hợp chất có thể chữa được nhiều bệnh tật ở người và gia súc. Vì vậy, nó nhanh chóng được các nhà khoa học chú ý đến và khai thác để sử dụng trong công nghiệp sản xuất dược liệu chữa bệnh cho người và gia súc.
1.3. Cây sả sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Thân và lá sả có chứa nhiều hợp chất thơm. Vì vậy, người ta chiết suất tinh dầu sả để sử dụng trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm, công nghiệp sản xuất xà phòng,....
Trồng sả mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo
- Tinh dầu sả hồng (sả Palma rosa) có hàm lượng geraniol là 75-90%, được dùng thay thế dầu hoa hồng trong việc chế xà phòng thơm và dùng trong kỹ nghệ hương liệu.
- Tinh dầu sả Java có chứa nhiều citronelal. Citronelal được chuyển thành các sản phẩm khác, đặc biệt là hydroxycitronelal, một chất điều hương quan trọng, làm cho nước hoa có mùi hoa tự nhiên (mùi hoa hồng hoặc hoa muguet).
2. Giá trị kinh tế của cây sả
- Cây sả không kén chất đất, có khả năng chịu hạn rất tốt nên nông dân có thể trồng trên đất bờ, đất gò cao hoặc đất bạc màu để cải thiện thêm thu nhập cho gia đình.
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp: Với 1 ha trồng sả, người dân chỉ bỏ ra chi phí ban đầu là 5 triệu đồng. Sau 6 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi năm cắt từ 5- 6 lứa, bình quân 50 - 55 ngày/lứa. Một ha trồng sả thâm canh cao từ năm thứ hai trở đi có thể thu được 320-350 tấn lá/năm, chưng cất được từ 280 - 300 kg tinh dầu sả, giá bán bình quân 80.000 - 90.000 đồng/kg. Tính ra mỗi ha sả thu được từ 20 - 25 triệu đồng, trừ chi phí chưng cất bà con còn thu được từ 15 - 20 triệu đồng một năm. Mức thu nhập này đối với các tỉnh miền núi, vùng trung du, quỹ đất còn nhiều thì cây sả thực sự là cây xoá đói giảm nghèo, cây sả thật dễ trồng mà lại cho hiệu quả kinh tế cao.
- Sả rất ít bị sâu bệnh tấn công. Vì vậy, không tốn công và chi phí phòng trừ sâu bệnh.
- Chu kỳ kinh tế kéo dài: Cây sả trồng một lần thu hoạch từ 5 đến 6 năm. Sản lượng cao nhất vào năm thứ 2 và duy trì sản lượng ổn định trong các năm thứ 2, 3, 4, sau đó giảm dần.
- Ngoài mô hình trồng sả chuyên canh thì sả còn được trồng xen canh vào vườn dừa, vườn vải, đồi nhãn...... ở thời kỳ cây còn nhỏ, lấy ngắn nuôi dài, tăng thêm thu nhập.
-
Hướng dẫn trồng, chăm sóc và bón phân cho cây tỏi ta
Đất trồng tỏi phải thoát nước tốt. Luống rộng 1,2-1,5m, rãnh 0,3m. Sau khi lên luống rạch hàng bón phân, mỗi luống trồng 6 hàng, mỗi hàng cách nhau 20cm...
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cây tỏi tây
Tỏi tây là một loại rau gia vị cao cấp, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều hộ gia đình các vùng chuyên canh rau như Hà Nội, Hải Phòng...
-
Một số bài thuốc hay từ gừng và tỏi bạn nên biết
Từ rất lâu gừng và tỏi được coi là những loại gia vị quan trọng và thiết yếu để chế biến những món ăn ngon. Đồng thời khoa học cũng chứng minh được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe...
-
Những lợi ích bất ngờ từ cây sả đối với sức khỏe
Sả không chỉ là loại gia vị cần thiết cho nhiều món ăn ngon mà nó còn là một loài cây có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người...
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài