Những lợi ích bất ngờ từ cây sả đối với sức khỏe
Sả không chỉ là loại gia vị cần thiết cho nhiều món ăn ngon mà nó còn là một loài cây có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người.
1. Sả - trị rối loạn kinh nguyệt
- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
2. Sả - giảm đau
- Tinh chất sả có thể làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu. Lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy giảm đau rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.
3. Sả - giảm huyết áp
- Tinh chất có trong xả sẽ giúp giảm huyết áp một cách có hiệu quả. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, khi huyết áp tăng, bạn uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp tụt xuống đáng kể.
4. Sả - tốt cho hệ thần kinh
- Sả rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh... Tinh dầu có trong sả giúp tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.
Tác dụng của cây sả đối với sức khỏe
5. Sả - giải độc hiệu quả
- Sả giúp tăng cường số lượng và tần suất việc đi tiểu, giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụyvà bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách loại bỏ những những độc tố không mong muốn và axit uric. Chính vì thế, sả được sử dụng như một loại thuốc để giải độc trong cơ thể.
6. Sả - chống sốt
- Bạn có thể sử dụng sả để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh. Bạn có thể ăn sống sả hoặc giã sả lấy nước để uống. Đây là một phương pháp đơn giản mà bạn không cần phải đến bác sỹ hoặc đi mua thuốc.
7. Sả - giúp diệt nấm
- Tinh dầu được chiết xuất từ sả có thể tiêu diệt được nấm và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Chính vì thế, sả rất có ích trong việc chống lại các bệnh nhiễm nấm ở tai, mũi và khu vực họng.
8. Sả - chống khuẩn
- Trong sả có chứa các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, sử dụng sả trong nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận rất hiệu quả.
9. Sả - ngăn ngừa ung thư
- Theo kết quả của một số nghiên cứu thì hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay trà.
- Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho thấy cứ 100g sả thì có chứa đến 24,205 microgam beta-carotene - những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
10. Sả - hỗ trợ tiêu hóa
- Dùng trà từ sả hoặc tinh dầu sả sẽ hạn chế bệnh đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, nó cũng giúp làm giảm các vấn đề về đầy hơi vì nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.
-
Những lợi ích đối với sức khỏe và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chè (trà)
Theo nghiên cứu, trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tanin),...
-
Công dụng chữa bệnh từ quả bí đao
Bí đao còn có tên bí xanh (vỏ màu xanh có hoặc không có phấn), chữa được rất nhiều bệnh từ đơn giản đến phức tạp, nhất là vào mùa hè,...
-
Cách sử dụng để phát huy tối đa công dụng chữa bệnh của mướp đắng (khổ qua)
Khổ qua còn có tác dụng kiện tỳ, tả tâm hỏa, nhuận phế vệ, dùng thường xuyên giúp tinh thần thư thái, an thần, giảm stress, giúp da dẻ mịn màng
-
Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ vỏ hoa quả
Khi ăn hoa quả mọi người thường có thói quen vứt vỏ đi mà không biết vỏ hoa quả là loại “thuốc hay” có thể phòng chống rất nhiều loại bệnh...
-
Tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh của cây huyền sâm
Loài cây thân thảo, sống nhiều năm, thân cây vuông cao độ 1,7-2,3m, lá màu tím xanh. Lá mọc đối có cuống hình trứng dài, đầu nhọn vát, rìa lá có răng cưa, màu xanh nhạt...
- Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch truật
- Công dụng của cây lược vàng đối với sức khỏe con người
- Phương pháp dùng các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà
- Tác dụng và cách sử dụng cây ngưu tất trong y học cổ truyền và hiện đại
- Công dụng của đậu xanh đối với sức khỏe con người
- Công dụng của cây mã đề đối với sức khỏe