Cách sử dụng để phát huy tối đa công dụng chữa bệnh của mướp đắng (khổ qua)

1. Giới thiệu sơ lược về cây mướp đắng (khổ qua)

- Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae).

- Mướp đắng còn có tên gọi khác: Khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, chua hoa (Mường)...

- Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, vào kinh tâm, tỳ, vị, can, phế. Có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, giải thử, thanh can minh mục, giải độc. Dùng trong các trường hợp trúng nắng, sốt nóng, mất nước, hội chứng lỵ, viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc cấp và mạn tính.

- Ngoài ra, khổ qua còn có tác dụng kiện tỳ, tả tâm hỏa, nhuận phế vệ, dùng thường xuyên giúp tinh thần thư thái, an thần, giảm stress, giúp da dẻ mịn màng ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da, đặc biệt công năng kiện tỳ, thúc đẩy chuyển hóa của chất charantin, polypeptid - P và vicine trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.

2 . Một số công dụng chữa bệnh cua mướp đắng (khổ qua) và cách chế biến

- Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Mướp đắng 2 - 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.

- Chữa viêm loét niêm mạc môi miệng, viêm lưỡi và họng hầu:  Khổ qua 60g, bột củ năn 60g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, bột tề (củ năn) bóc vỏ thái lát. Cho dầu vừng hoặc dầu thực vật xào to lửa, thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 - 2 lần. Ăn và nhai nuốt đều đau, sốt nóng.
- Chữa tiểu đường: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần.

- Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.

- Chữa ho: Mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.

Nước ép mướp đắng

Nước ép mướp đắng

- Chữa chứng nhiệt lỵ: Khổ qua tươi 1 - 2 quả. Khổ qua rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần.

- Chữa tiêu chảy: Khổ qua 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng nửa của người lớn.

-  Chữa viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng: Khổ qua 250g - 500g, thịt lợn nạc 125g - 250g, củ cải 100g - 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày.

- Ở miền Nam, tại các thành phố, thị trấn; món canh khổ qua nhồi thịt băm hoặc cá riêu canh chua khổ qua là những món ăn ngon miệng dễ tiêu được mọi người ưa thích.
Kiêng kỵ: Người có tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều.

Nguồn: Admin
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status